Việc một trong những sàn giao dịch lớn nhất và uy tín nhất trên thị trường như FTX lại sụp đổ một cách nhanh chóng kéo theo cả quỹ đầu tư Alameda Research cùng hơn 130 công ty con phá sản chỉ trong vỏn vẹn 1 tuần là một sự kiện gây sốc cực lớn trong lịch sử thị trường Crypto. Nó giống như một cú tát thẳng mặt vào toàn bộ thị trường Crypto, hàng triệu khách hàng mất tiền, thiệt hại lên đến chục tỷ USD, khiến cho uy tín mà cộng đồng xây dựng bao lâu nay bỗng chốc sụp đổ, thậm chí còn có thể tạo ra một cơn khủng hoảng thanh khoản mới trong khoảng từ đây đến cuối năm. Sự kiện này khiến nhiều người nhớ lại khi sàn giao dịch Mt Gox phá sản vào 2013 và gây thiệt hại lên đến hàng trăm nghìn BTC và phải mất rất lâu thị trường mới có thể phục hồi trở lại.
Nhưng phải luôn nhớ rằng bản chất của blockchain và Crypto là phi tập trung, minh bạch và tự do. Sự kiện này cho thấy sự sụp đổ của một đế chế tỷ đô nhưng lại thất bại trong việc quản lý tài sản và lạm dụng tài sản của người dùng chứ không phải sự sụp đổ của toàn bộ thị trường Crypto. Mọi thứ sẽ vấn phát triển và đây sẽ là khoảng thời gian thanh lọc tất cả những dự án yếu kém, những mô hình ponzi, mặc dù cho tới lúc đó có lẽ thị trường sẽ bị ảnh hưởng khá nặng nề. Nhưng khi tất cả mọi thứ đều minh bạch và ổn định thì sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển và hồi phục mạnh mẽ của thị trường Crypto trong khoảng thời gian tới
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Đầu tiên thì việc FTX rút ròng hơn 10 tỷ USD tài sản người dùng và cho Alameda Research vay để rồi cuối cùng thua lỗ và khiến cho sàn mất khả năng thanh toán cho người dùng, cho tới nay vẫn chưa rõ những lý do cụ thể nào khiến Alameda mất nhiều tiền đến như vậy nhưng có lẽ mọi thứ sẽ sớm được phơi bày
Thực tế thì trong một năm vừa qua, việc theo dõi lượng tài sản dự trữ trên các CEX và đặc biệt là FTX là một việc không mấy dễ dàng khi họ sử dụng một hệ thống dự trữ tương đối phức tạp đối với lượng BTC nắm giữ nên khá khó để track. Trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5 năm nay, lượng BTC mà FTX nắm giữ đã từng đạt mức cao nhất với hơn 102k BTC trước khi giảm đáng kể đến hơn 51,3% vào cuối tháng 6 khi thị trường rơi vào khủng hoảng
Và kể từ đó đến nay, lượng BTC mà FTX nắm giữ đã liên tục giảm cho đến khi về bằng 0 trong tuần vừa qua khi phải hứng chịu 1 đợt bank run dẫn đến phá sản. Khi sự việc FTX và Alameda lén lút sử dụng tiền gửi của khách hàng bị phơi bày, điều này chỉ ra rằng rất có thể bảng cân đối kế toán của FTX đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 6 vừa qua khi liên tiếp chứng kiến sự sụp đổ của Terra, 3AC cũng nhiều công ty khác
Nguồn cung ETH trên FTX cũng bị ảnh hướng khá nghiêm trọng trong
- Vào tháng 6, lượng ETH giảm đến 55,2% tương đương với khoảng 576k ETH
- Trong tuần vừa qua, giảm mạnh từ 611k ETH xuống chỉ còn khoảng 3k ETH, tức là giảm khoảng 99,5%
Đối với stablecoin, những con số cũng không có gì quá khác biệt. Ta có thể dễ dàng thấy được lượng stablecoin dự trữ trên FTX đã bắt đầu giảm mạnh kể từ 19/10, từ mức $725m xuống về 0 trong tuần vừa qua
Việc lượng stablecoin đột nhiên tăng mạnh sau tháng 6 khi thị trường rơi vào khủng hoảng là một dấu hiệu cho thấy tại thời điểm đó bảng cân đối kế toán của FTX đã bắt đầu lủng khi mà vào lúc đó cũng là thời điểm mà BTC và ETH đã giảm mạnh, đòi hỏi 1 lượng stablecoin lớn bù cho phần BTC và ETH được thế chấp
Tuy nhiên những con số trên đây vẫn chưa thể mô tả rõ ràng chuyện gì đã xảy ra giữa Alameda và FTX, nó chỉ cho thấy rằng những lỗ hổng trên bảng cân đối kế toán của FTX có thể đã xảy ra từ khoảng tháng 5, tháng 6 khi thị trường bắt đầu rơi vào khủng hoảng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc những sự kiện diễn ra gần đây giống như một điềm báo trước hơn là sự sụp đổ không thể tránh khỏi của FTX
Ảnh hưởng đến các sàn giao dịch
Xem xét trên quy mô lớn hơn, việc FTX sử dụng trái phép tài sản người dùng đã tạo ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về niềm tin của người dùng đối với các CEX, dẫn đến việc rút tiền diễn ra trên diện rộng và lớn nhất trong lịch sử. Lượng BTC bị rút ra khỏi các CEX nhảy vọt lên mức cao nhất trong lịch sử với khoảng 73k BTC rút ròng chỉ trong 1 tuần, thậm chí còn nhiều hơn giai đoạn tháng 6, tháng 7 vừa qua
Đối với ETH, mọi chuyện cũng diễn ra tương tự khi có hơn 1,1 triệu ETH liên tục bị rút khỏi các CEX trong tuần vừa qua. Lần gần nhất xảy ra một hiện tượng tương tự là thời kỳ đỉnh điểm của “DeFi Summer” vào khoảng tháng 9/2020 khi mà nhu cầu về ETH tăng mạnh để sử dụng cho các Dapps
Tuy nhiên, trái với BTC và ETH, lượng stablecoin lại có dấu hiệu chảy lên các sàn giao dịch với hơn 1 tỷ UDT, USDC, BUSD và DAI trong ngày 10/11, cao thứ 7 trong lịch sử
Điều này đã khiến cho lượng stablecoin nằm trên các CEX đạt mức cao nhất trong lịch sử với gần 42 tỷ USD. Trong đó BUSD chiếm phần lớn với hơn 21,44 tỷ USD nhờ vào chiến dịch hợp nhất stablecoin về BUSD gần đây của Binance
Điều đáng chú ý là phần lớn lượng stablecoin được chuyển lên sàn này có lẽ là được rút ra khỏi các smart contract. Tháng vừa qua có hơn 4,6 tỷ USD bị rút ra khỏi các smart contract trên Ethereum, điều này cho thấy nhu cầu về thanh khoản ra stablecoin của thị trường trong thời gian trở lại đây cao đến mức nào
Như vậy có thể thấy tình trạng thị trường hiện tại khá là thú vị khi BTC, ETH liên tục bị rút ròng với tốc độ lịch sử thì lại ngày càng nhiều stablecoin được chuyển lên sàn. Tuy nhiên biểu đồ dưới đây cho thấy bất chấp sự biến động của thị trường trong khoảng thời gian trở lại đây, BTC và ETH vẫn được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng việc mua vào hơn trong những khoảng thời gian như thế này.
Lượng BTC tích luỹ tăng dần
Việc lượng lớn BTC liên tục bị rút ròng khỏi các sàn giao dịch cùng với sự sụp đổ của FTX đã tạo ra sự thay đổi rõ ràng đối với hoạt động tích lũy của các tay to trên thị trường. Cụ thể thì các ví có số dư từ dưới 1 BTC đến những cá voi với hơn 1k BTC đều đang cho thấy động thái tích lũy mạnh mẽ trong những ngày vừa qua đặc biệt là đối với các cá voi
Các ví có dưới 1 BTC đã tích lũy thêm hơn 33,7k BTC chỉ trong tuần vừa qua, mức tăng lớn thứ 2 trong lịch sử và thậm chí còn vượt qua cả khi thị trường Bull run vào 2017
Các ví chứa từ 1 – 10 BTC cũng cho thấy điều tương tự với hơn 48,7k BTC được tích lũy thêm, đáng chú ý là các ví này hiện đang nắm đến hơn 15,9% nguồn cung BTC lưu hành ở thời điểm hiện tại
Bên cạnh đó, các ví trong khoảng từ 10 – 1k BTC, sau một vài tháng có dấu hiệu tích luỹ chậm lại thì bất ngờ mua vào đến hơn 78k BTC chỉ trong 1 tuần, cao nhất trong lịch sử cho đến thời điểm hiện tại
Tuy nhiên, đối với các ví cá voi với hơn 1k BTC thì mức mua vào có vẻ khá khiêm tốn với chỉ khoảng 3,57k BTC trong tuần vừa qua. Mặc dù vậy thì trong tháng 10 các ví này cũng đã mua vào thêm khoảng 53,7k BTC
Có thể nói ở thời điểm hiện tại, các thợ đào là những người gặp khó khăn nhiều nhất khi thị trường ngày càng xấu, giá BTC giảm sâu và còn phải gánh vác nhiều chi phí. Với việc Hash Price tiếp tục giảm và chạm mức thậm chí thấp nhất trong lịch sử thì đã buộc các thợ đào phải bán khoảng 7,76k BTC tương đương với 9,5% lượng nắm giữ chỉ trong tuần vừa qua. Đây là lần bán mạnh nhất kể từ tháng 9/2018 khi mà thị trường rơi vào tình trạng bán tháo do BTC sập mạnh về 3.000 USD
Các Hodlers đang làm gì
Các Long-term holder và Short-term holder luôn là những thành phần quan trọng trên thị trường, hành vi của họ cho thấy market sentiment ở thời điểm hiện tại như thế nào. Với việc FTX sụp đổ và khiến cho hàng tỷ USD của người dùng gần như không có hi vọng có thể lấy lại, rất có thể sẽ ảnh hưởng đến các hodlers
Đối với các LTH, có khoảng 61,5k BTC được bán ra kể từ đầu tháng 11, trong đó có hơn 48k BTC là trong 1 tuần vừa qua với sự kiện FTX sụp đổ. Mặc dù đây có thể là một điểm cần phải chú ý nhưng nếu so với trong lịch sử vẫn chưa phải là một con số đủ để đi đến bất cứ kết luận gì. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, có có thể tạo ra các hệ luỵ khác
Độ tuổi trung bình của mỗi BTC cũng vừa tăng lên trên 90 ngày trong tuần vừa qua, gấp 3 lần so với khi thị trường rơi vào tình trạng kém thanh khoản từ tháng 9 đến tháng 10. Việc lượng BTC nhiều ngày tuổi liên tục bị bán ra cũng là một điều đáng chú ý, nó có thể là hành vi chốt lời trong ngắn hạn của một số nhà đầu tư đầu cơ
Nhìn chung thì có lẽ đã xuất hiện 1 sự bán tháo nhẹ của các hodlers trong vài ngày trở lại, nhưng nếu so với mức độ nghiêm trọng của sự việc và những ảnh hưởng mà nó có thể tạo ra thì đây có lẽ là một kết quả chấp nhận được. Mặc dù vậy thì việc lượng BTC có độ tuổi cao bị bán ra cùng với đó là nguồn cung của LTH giảm là những dấu hiệu cho thấy rất có thể sẽ xảy ra một tình trạng bán tháo mạnh sẽ diễn ra. Có lẽ sẽ cần phải quan sát trong thời gian xem tình trạng này có tiếp tục kéo dài hay không
The end
Sự sụp đổ của FTX là một vết nhơ và nỗi thất vọng lớn đối với thị trường Crypto, nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người dùng đối với các sàn giao dịch và uy tín của Crypto đối với thế giới. Đáng buồn là nó đã xảy ra, nhưng dù sao đi chăng nữa Crypto vẫn sẽ phát triển và hồi phục mạnh mẽ khi thời khắc đến. Học hỏi từ những sai lầm, trở lại mạnh mẽ và kiên cường hơn là những thứ khiến cho Crypto luôn tiến lên trong hơn 10 năm qua, hãy nhớ “Sam phá huỷ FTX, chứ không phải Crypto”