Từ trước đến nay việc giải thích các cấu trúc Incentives (Incentive structures) đằng sau các sản phẩm tài chính và các thuyết âm mưu phức tạp liên quan đến thị trường Crypto vốn chẳng khác gì một siêu năng lực đoán trước tương lai trong một thị trường mà đầy rẫy các nhà đầu tư nhỏ lẻ và việc thiết kế tokenomics của các dự án ngày càng phức tạp để có thể hiểu một cách sâu sắc và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. Sau đây là bài viết khá hay mà mình vô tình đọc được của Cobie – một KOL khá nổi tiếng trong thị trường Crypto về Incentives tức là động lực tham gia của các bên khi bắt đầu gia nhập thị trường Crypto để chúng ta thực sự hiểu rõ hơn về cuộc chơi này. Bắt đầu nhé.
Incentives
Trong thị trường Crypto, đa số các nhà đầu tư nhỏ lẻ thường có vẻ bị sốc bởi một vài hành động đơn giản của các tác nhân trên thị trường: Team phát triển dự án xả một ít token, một quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital – VCs) bán token mua được ở vị thế đẹp của họ, đội ngũ phát triển không đồng ý với đề xuất sử dụng tất cả nguồn vốn của giao thức để bơm thổi và burn coin, mà thay vào đó muốn đầu tư vào việc tuyển dụng và phát triển.
Nhưng ngạc nhiên là họ lại dành rất ít thời gian để xem xét các Incentives của các tác nhân trên thị trường đó và dùng nó để loại trừ các hành động có thể xảy ra thay vì các hành động tiềm năng của họ.
Bài viết này sẽ nói về một drama của LooksRare vừa mới diễn ra trên Twitter dạo gần đây. Dành cho ai chưa biết thì LooksRare là một đối thủ cạnh tranh của OpenSea với token cho phép holder được nhận phí giao dịch. Một số người đã cảm thấy khó chịu khi đội ngũ phát triển lấy một ít WETH từ phần thưởng trên LookRare thông qua Tornado Cash.. Bài viết dưới đây sẽ nói về Incentives structures của token $LOOKS cùng một vài ví dụ trong thị trường mà có lẽ không mấy ai trong chúng ta thực sự hiểu rõ. Lets go!
Các giải pháp thay thế Layer 1
Chắc chúng ta đều nhớ về quãng thời gian mà các giải pháp thay thế Layer 1 thực sự phổ biến vào năm 2021. Việc hiểu được các Incentives dành cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong thị trường Crypto trong trường hợp này khá đơn giản: họ muốn kiếm nhiều tiền và gia nhập vào “The Great Decentralized Casino” – “sòng bạc” phi tập trung khổng lồ.
Theo đó các giải pháp thay thế Layer 1 đã cung cấp hai định hướng hữu ích đối với các mục tiêu này:
- Phí giao dịch rẻ – Rào cản thấp hơn đối với các nhà đầu tư mà khó có khả năng đáp ứng đủ chi phí giao dịch trên mạng lưới Ethereum.
- “Being early as a service”– Các nhà đầu tư nhìn thấy một số dự án gần với tiềm năng định giá của họ hoặc đã hoàn thành các đợt điều chỉnh giá quan trọng và họ muốn là người đến sớm với kỳ vọng về một mức lợi nhuận tốt trong tương lai.
Để đi sâu vào tất cả các Incentives của các bên khi tham gia đầu tư vào các giải pháp thay thế Layer 1 này, hãy giả định dự án đó là một blockchain tên là Laguna với một DEX giả định được gọi là BubbleSwap.
- Incentives của các nhà đầu tư nhỏ lẻ: hiển nhiên họ muốn giá của Laguna tăng lên, và muốn phải là người đến sớm đối với các dự án tiềm năng trên Laguna và bán chúng để kiếm lời nhằm tăng tỷ trọng nắm giữ Laguna và cuối cùng là cash ra tiền mặt.
- Incentives của Team LagunaChain: đầu tiên có lẽ họ sẽ muốn giá trị của mạng lưới tăng lên. Thực tế, điều này có nghĩa là họ muốn có cả người dùng và các đội ngũ phát triển dự án hoạt động trên mạng lưới của họ. Nhưng đến cuối cùng, có lẽ họ sẽ đều muốn xả một ít token để mua một ngôi nhà hoặc một chiếc siêu xe gì đó,…
- Incentives của founder BubbleSwap: họ muốn được trả tiền để xây dựng thứ gì đó thực sự hữu ích đối với Laguna và sau này có thể trở nên giàu có sau khi bán một số native token của họ.
Nhờ vào việc phát triển hệ sinh thái trên các mạng lưới blockchain, user, founder và các nhà đầu tư đã biết rằng một số dự án có có tiềm năng khá lớn. Nói ví dụ, chúng ta đều biết rằng mọi mạng lưới đều cần có AMM DEX phổ biến, đều cần một thị trường tiền tệ và stablecoin tạo thanh khoản. Và đúng như vậy, có thể nói rằng mỗi blockchain đều cần có một Ohm fork (bản fork của OlympusDAO) của riêng nó hoặc thứ gì đó đại loại vậy.
Đội ngũ của LagunaChain được khuyến khích tài trợ cho các founder và đội ngũ phát triển để xây dựng DEX và phát hành một stablecoin có thể khiến cho hệ sinh thái của họ trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Họ cũng tài trợ cho các dự án khác để cho các con bạc này đầu cơ sử dụng DEX. Nếu Laguna có thể cam kết sử dụng hàng trăm triệu USD tài sản của họ để thúc đẩy các dự án được xây dựng trên blockchain Laguna, họ có thể tăng đáng kể khả năng thành công dài hạn của LagunaChain.
Các founders thì thấy rằng họ không chỉ có thể được Laguna trả tiền để xây dựng một dự án nếu nó hoạt động tốt và tiềm năng thành công cao, mà còn có thể huy động một nguồn tiền lớn qua các dự án. Các VCs vốn đang theo dõi các “kỳ lân” và họ sẵn sàng tài trợ bất cho bất kỳ dự án nào họ đánh giá là tiềm năng.
Khi các khái niệm cơ bản (DEX, stablecoin, v.v.) được triển khai trên blockchain Laguna và được định giá là tiềm năng dựa trên các chỉ số trên thị trường, nó bắt đầu hỗ trợ các dự án vốn đã ngày càng đạt được mức độ tăng trưởng cao nhằm duy trì sòng bạc khổng lồ này và các con bạc trong đó. Lúc này đội ngũ phát triển sẽ bắt đầu lộ diện bộ mặt thật của họ: bạn có thể thấy họ tranh giành sự chú ý bằng cách tài trợ và hỗ trợ các dự án thậm chí có thể nói là vô ích chỉ để tiếp tục thu hút dòng tiền đổ vào.
Presale Coins
Có bao giờ bạn nghĩ làm cách nào để các token 1 dự án có thể giảm liên tục trong 6 tuần kể từ khi phát hành? Ai là người bán nếu như không ai dám mua vào?
Các token mà được phát hành theo kiểu “Influencer-presale” tức là suất presale cho các KOLs chuyển thành “low float IDO” tức là bán IDO theo cơ chế thả nổi thấp thường sẽ có chart tương tự nhau , vì cấu trúc Incentives về cơ bản là giống nhau trong các dự án.
Lấy ví dụ về Kasta, một token được phát hành bởi youtuber nổi tiếng trong lĩnh vực Crypto ‘TheMoonCarl’ vào tháng 1 vừa qua.
Mức ATH của Kasta vào đúng ngày đầu tiên token này được giao dịch ($1,13 – 5/1) và ở thời điểm hiện tại token này đang đạt mức ATL ($0,31).
Để nghiên cứu về Incentives của tất cả các bên tham gia thị trường, trước hết chúng ta phải hiểu họ là ai.
Có lẽ trông có vẻ khó hiểu, nhưng ta có thể chia thành các nhóm nhỏ
Investors (18%)
- Seed
- Private
Team/company (71,5%)
- Team
- Advisors
- Ecosystem referrals
- Development
- Marketing
- Operations
- General reserve
- Rewards
Retail traders (2,5%)
- TGE (IDO on Bybit)
Market makers (8%)
- Exchanges & liquidity
Bây giờ chúng ta đã biết được những bên nào nắm giữ token dự án, ta nên tìm hiểu xem về lịch trả token như thế nào
Đầu tiên, khi nào token được unlock?
Một lần nữa, có lẽ lịch trả token này trông có vẻ khá khó hiểu, nhưng ta có thể đơn giản nó như sau
- Investors (18% nguồn cung) – unlock dần dần trong 1,5 đến 2 năm, bắt đầu từ 1 – 2 tháng sau IDO.
- Team/company (71,5% nguồn cung) – unlock dần dần trong vòng 2 – 5 năm (trung bình trên 4 năm) bắt đầu từ 1 ngày đến 6 tháng sau IDO.
- Market makers (8% nguồn cung) – có sẵn ngay lập tức.
- Retail traders (2,5% nguồn cung) – có sẵn ngay lập tức.
Vì vậy, nói tóm lại, nguồn cung ban đầu được unlock khá nhanh và trong khi một số lần unlock sẽ tiếp diễn trong vòng 5 năm thì một số giai đoạn unlock đặc biệt (token của Investors) sẽ diễn ra nhanh hơn nhiều (trong vòng chưa đầy 2 năm).
Cuối cùng, cơ sở chi phí (cost basis – hay còn gọi là giá gốc) của những bên này là gì?
Hiển nhiên, cost basis của Team phát triển sẽ bằng 0. Market maker cũng sẽ tương tự nhưng thường thì ban đầu chúng sẽ không được dùng để giao dịch trên thị trường.
Cost basis của các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ khó tính toán hơn một chút khi chúng được mua bán liên tục trong 6 tuần đầu nhưng vào ngày đầu tiên token được giao dịch thì rơi vào khoảng $1.
Vì vậy, tại sao giá token lại chỉ đi xuống?
Vào ngày đầu tiên, có 37 triệu token Kasta trên thị trường, với cost basis khoảng $1. Sau 6 tháng tiếp theo sẽ có gần 200 triệu token Kasta trên thị trường, với mức cost basis trung bình khoảng $0,02.
Nhìn kỹ hơn một chút: vào ngày đầu tiên, chỉ có suất mua IDO là sẽ có mặt trên thị trường. Mọi nhà đầu tư nhỏ lẻ nếu muốn mua Kasta phải xếp hàng để được mua suất IDO. Họ đặt tất cả tiền vào nguồn cùng 2,5% có sẵn đó trên ByBit IDO. Và trong 24 giờ đầu tiên, những người mua được suất IDO sẽ là những người duy nhất thực hiện giao dịch được vì gần như mọi nguồn cung khác đều đang lock.
Tuy nhiên, vào ngày thứ 45, sẽ có thêm 2 bên tham gia thị trường.
Token của Investors (cost basis khoảng $0,02) đã được mở khóa trong vài tuần qua và cùng với “Operation” token của Team vốn đã được mở khóa trong vòng 44 ngày.
Lúc này thị trường sẽ xuất hiện thêm những người bán mới với những vị thế hoàn toàn khác:
- Investors với vị thế là mức lợi nhuận đạt 50x. Họ hoàn toàn có thể thực hiện xả token để thu lại khoản đầu tư ban đầu ban đầu của họ
- “Operation” token của Team đã được mở khóa kể từ ngày thứ 2. Team vốn đã bán token ở vòng gây quỹ với mức giá $0,015 và $0,022, vì vậy cũng không có gì làm lạ nếu như họ muốn bán token với mức giá cao hơn để đảm bảo lợi nhuận về mặt lâu dài.
Tuy nhiên, lại không hề xuất hiện người mua mới trên thị trường. Một số người đã nghe về dự án này (Youtube, Twitter,…) và sẵn sàng mua vào ngày đầu tiên. Với những người mua ở giai đoạn sau, chỉ một sự điều chỉnh về giá cả dù là nhỏ cũng đủ khiến họ rơi vào trạng thái hoảng sợ. Ngoài ra, sản phẩm của dự án vẫn chưa ra mắt nên không có nhu cầu phát sinh trên thực tế.
Trên thực tế, việc thiếu sản phẩm cụ thể cho thấy các Investors có khả năng xả token của họ ngay khi vừa mở khóa để đảm bảo về mặt lợi nhuận. Làm một phép tính đơn giản thế này, $10,000 mà họ đầu tư 6 tuần trước khi chính thức phát hành đã mang lại mức lợi nhuận trị giá $500.000. Họ có thể bán $100.000 Kasta của mình, điều đó có thể giúp họ vẫn đảm bảo được mức lợi nhuận 10x chỉ trong vòng 6 tuần và vẫn giữ được $400,000 tiếp tục đầu tư vào dự án.
Nếu tất cả Private Investors đều muốn bán 20% số token của họ, thì số lượng nguồn cung mà họ muốn bán sẽ lớn hơn gấp đôi so với nguồn cung IDO ban đầu. Và khi xuất hiện sự điều chỉnh về giá, các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng có thể muốn bán và cắt lỗ, điều đó càng tạo ra nhiều áp lực bán hơn.
Sau đó khi giá thấp hơn, có lẽ sẽ có một vài nhà đầu tư có thể bắt đầu quan tâm “Chà, nó đã giảm 70%, nên có lẽ đây sẽ là vị thế tốt”. Và thậm chí đến tận bây giờ, seed investors vẫn được unlock token hàng ngày mà vẫn giữ được vị thế với mức lợi nhuận 15-20x, còn lượng token của Team dành cho các hoạt động như phát triển, Marketing,… vẫn có thể sẵn sàng để xả.
Có lẽ Team phát triển cho rằng việc bán 5-10% lượng token còn lại của họ để đảm bảo việc huy động vốn dài hạn thông qua “bear market” sẽ là một ý tưởng hay. Đó là nếu chúng ta hy vọng rằng họ có thể đảm bảo việc mua bán OTC đó bằng một quỹ chuyên nghiệp, không gây ảnh hưởng đến giá của token, nhưng việc bán nó trực tiếp trên sàn cũng nằm trong khả năng của họ. Thậm chí, có lẽ đây có thể là quyết định đúng đắn trong dài hạn đối với dự án nhằm tạm thời phục hồi để đảm bảo họ có đủ kinh phí để xây dựng dự án trong mùa đông Crypto. Tuy nhiên, hành động như vậy sẽ không tốt cho giá token trong ngắn hạn và cho dù khi Team có thể không có ý định làm điều đó, vẫn có nhiều tác nhân có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định này.
Mô hình Token Incentives này cũng là lý do mà những Influencers trong lĩnh vực Crypto và các Youtuber thường shill các dự án mà họ “đầu tư” vào – nhưng sau đó thì các token này đều bị xả không thể ngóc dậy.
Các Youtuber cũng thua lỗ, họ có phải là gà không?
Mình có thể chắc chắn là không, thông thường thì họ được mua với các suất có mức giá khá thấp. Các Youtuber đã mua ở vòng Presale và thậm chí vẫn sẽ có lãi ngay cả khi giá token rớt đến 85%, vậy là đủ hiểu vị thế của họ và nhà đầu tư bình thường khác nhau đến thế nào. Họ có thể tiết lộ về mức lợi nhuận đầu tư của họ, nhưng chắc chắn sẽ không một ai tiết lộ cho bạn rủi ro bất cân xứng mà mà bạn có thể gánh chịu. Họ sẽ được đầu tư với những mức giá ưu đãi mà người bình thường không thể nào tiếp cận được, trong khi đó các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ phải bấu víu vào những chiếc phao IDO có sẵn được quăng ra, vị thế là hoàn toàn khác nhau, hãy nhớ điều đó.
LookRare
Bài viết này sẽ nói về Incentives Structures của LookRare và sự thật và drama gần đây của nó.
Làm thế nào Team LooksRare kiếm được 10.000 WETH?
Đầu tiên LooksRare phát hành các khoản fees có thể kiếm được trên Marketplace dành cho người dùng đã tham gia stake $LOOKS token. Nếu Marketplace kiếm được 1000 ETH, số ETH đó sẽ chuyển 100% cho các nhà đầu tư đã stake $Look.
Nếu nhìn thoáng qua, tokenomics cho thấy rằng 75% phần thưởng sẽ thuộc về cộng đồng trong khi chỉ khoảng 3,3% rơi vào tay của các Seed Investors.
Tuy nhiên, không phải tất cả các token này đều đủ điều kiện để tham gia staking. Ví dụ: “staking reward” và “trading reward” của cộng đồng là được kiếm trong vài năm và do đó không thể stake kể ngày đầu tiên.
Lượng token ở vòng Strategic Sale của các Seed investors đều được khóa vì vậy họ không thể bán chúng nhưng họ lại có thể tham gia stake chúng nên họ hoàn toàn có thể nhận được toàn bộ phần thưởng từ những ngày đầu tiên.
Tóm lại, các token đủ điều kiện stake từ ngày đầu tiên sẽ như sau:
- 70% airdrop
- 20% seed investors
- 10% liquidity management
Lượng token của Team cũng đủ điều kiện để stake theo thời gian. Lịch unlock token:
Tuy nhiên, vẫn có một số nhân tố khác. Có một cơ chế trong LooksRare đang ngăn cản “Staking Reward” của cộng đồng để tích lũy cho các Seed Investors và Team.
Điều này có nghĩa là các Backer ở giai đoạn Seed, nguồn vốn đầu tư của hõ sẽ bị pha loãng dần theo thời gian. Ban đầu, họ có 20% nguồn cung, nhưng theo thời gian, nó có xu hướng bị khấu hao khoảng 3,3% trong một vài năm.
Vào ngày thứ 180, Hàng trăm triệu USD $Look đã được phát hành dưới dạng “Volume Reward” và hàng chục triệu USD $Look đã được phát hành dưới dạng “Staking Reward”, điều này cũng có nghĩa là phần của các Investors trong Seed round trở nên nhỏ hơn đáng kể so với tỷ nguồn cung được mang đi stake.
Cuối cùng bạn phải cân nhắc đến việc người dùng không muốn tham gia Staking nữa. Có lẽ họ chưa thực sự hiểu về LooksRare hoặc họ không muốn làm như vậy hằng ngày, họ muốn trade để gia tăng lượng token nắm giữ chẳng hạn. Mặc dù có thể thấy tỷ lệ chấp nhận tham gia Staking là khá lớn (>85%), nhưng điều đó có nghĩa là khi một vài nguồn cung trong thị trường không tham gia vào staking và do đó phần thưởng dành cho các Backers và Team sẽ nhiều hơn.
Vậy… 10.000 WETH đến từ đâu?
Thực sự thì nó khá đơn giản.
Nguồn cung tham gia staking sẽ kiếm được WETH từ phí giao dịch. Lượng token của Team có khả năng mang đi stake được unlock dần và do đó họ cũng nhận được WETH từ phí giao dịch.
Và sau đó nguồn phí trở nên khá cao. Vào ngày 1/2/2022, 7.230 WETH đã được kiếm từ phí giao dịch và sẽ dành cho tất cả các bên tham gia staking.
Tỷ lệ nguồn cung có thể tham gia staking của Team tại thời điểm đó là khoảng 12%, có nghĩa là nếu tính trong một ngày staking duy nhất này, Team LookRare đã kiếm được 860 ETH. Có thể thấy, với 860 ETH trong một ngày kiếm được từ việc staking, sẽ khá dễ dàng để kiếm được 10,000 ETH từ việc tham gia staking kể từ khi bắt đầu ra mắt.
Nhưng câu hỏi thú vị hơn sẽ là…
Tại sao người dùng phải trả 7.230 WETH phí trong một ngày?
Đây là một cơ chế khá hay của LookRare, ngoài việc staking $LOOKS để nhận thưởng và phí WETH, người dùng cũng có thể kiếm được $LOOKS bằng việc thực hiện giao dịch trên nền tảng LooksRare.
Người dùng hoàn toàn có thể kiếm được một ít phần thưởng $LOOKS hàng ngày tương ứng với volume giao dịch của họ. Điều này có nghĩa là họ giao dịch NFT trên nền tảng LooksRare và trả phí. Tuy nhiên, họ lại nhận được các $LOOKS tương ứng với volume giao dịch hoặc lượng phí mà họ phải trả. Phí của họ được hoàn lại thông qua $LOOKS. Nói một cách khác, điều này không khác gì họ đang sử dụng WETH để mua $LOOKS. Các bạn hình dung ra chứ.
Mỗi ngày đều có một lượng $LOOKS nhất định có sẵn để trả thưởng thông qua khối lượng giao dịch diễn ra hàng ngày. Vì $LOOKS đều có thể được giao dịch, một số nhà đầu tư có thể nhắm đến việc phải trả phí ít hơn so với số tiền họ kiếm được từ việc nhận thưởng $LOOKS như một cách để kiếm tiền. Ví dụ:
Nếu $LOOKS có giá 2 USD và khối lượng giao dịch hằng ngày là 1.500.000 $LOOKS thì có khả năng phần thưởng WETH cho ngày đó sẽ đạt khoảng 3.000.000 USD.
Nó sẽ khó có khả năng cao hơn đáng kể vì khi đó các nhà giao dịch với mục đích thao túng đã chi 4.500.000 USD $WETH để mua 3.000.000 LOOKS.
Nó cũng không có khả năng thấp hơn đáng kể, vì cơ hội mua 3.000.000 $LOOKS với giá 1.500.000 USD sẽ được thị trường hấp thụ một cách khá nhanh chóng.
Một số người kiếm phần thưởng từ “Volume reward” sẽ tìm cách thiết lập các vị thế $LOOKS trong dài hạn để có một entry vào lệnh tốt nhất có thể. Và do đó, mức giá thị trường thấp hơn một chút là điều hấp dẫn đối với họ. Tuy nhiên, một số người kiếm được nhiều phần thưởng hơn đang nhắm đến việc kiếm được nhiều hơn $LOOKS so với số tiền họ đã chi tiêu WETH mỗi ngày. Và do đó họ sẽ bán $LOOKS cho WETH để lặp lại quá trình này vào ngày hôm sau để nhân đôi lợi nhuận WETH.
Điều này có nghĩa là một phần của “Volume Reward” sẽ tạo nên áp lực bán hàng ngày, khiến giá $LOOKS giảm, do đó làm giảm “Volume Reward” dẫn đến giảm số tiền WETH chi cho phí và trả lại cho staker, do đó giảm APY từ staking và thành ra tạo ra vòng xoáy ponzi có thể sụp đổ bất cứ lúc nào mà minh chứng là khi chúng ta đã chứng kiến khi giá giảm từ $7 về $1,5. Điều này cũng có thể bị ảnh hưởng khi “Volume Reward” giảm theo lịch trả $LOOKS, khiến cho việc thao túng giá cũng bị ảnh hưởng và làm giảm phần thưởng WETH cho việc staking.
Sự khác biệt chính của mô hình này so với ICO truyền thống là lợi nhuận của việc bán token được trả lại dưới dạng $LOOKS cho người dùng tham gia staking thay vì cho Team phát triển. Tất nhiên, Team cũng đang tham gia staking (khoảng 10% nguồn cung có thể tham gia stake) nhưng 65% – 70% người dùng tham gia staking là các thành viên trong cộng đồng tham gia để nhận thưởng.
Mình cũng không dám nói chắc mô hình này sẽ tốt hay xấu, nhưng chắc chắn đó là một nỗ lực đáng kể để phân phối token cho cộng đồng và xây dựng Marketplace với phí giao dịch sẽ được trả lại cho người dùng tham gia staking hơn là sẽ biến mất như trên Opensea.
Xét về một khía cạnh nào đó, LooksRare đã là nạn nhân của sự thành công của chính nó. Giá thị trường cao và định giá của $LOOKS dẫn đến lượng $LOOKS được earn ra ngày càng tăng, do đó tạo ra nhiều phần thưởng WETH và tạo ra một mô hình khá tương tự ponzi. Khi nguồn cung lưu hành được phân phối hoàn toàn và các Incentives dành cho “fake volume” giảm đi, LooksRare có thể trở thành một giải pháp thay thế khá thú vị với sự kiểm soát của cộng đồng thay cho OpenSea nếu nó có thể duy trì volume giao dịch thực sự của nó.
Các khoản phí giao dịch đã được phân phối chủ yếu cho cộng đồng và cũng sẽ tăng dần lên theo thời gian.
Tổng kết
Bài viết có thể hơi dài nhưng mình cũng đã cố gắng tóm lược gọn lại và viết theo cách dễ hiểu nhất có thể, mình hi vọng qua bài viết này anh em sẽ có những cái nhìn đa chiều khác hơn về những gì mà anh em đang đầu tư và theo đuổi. Sòng bạc sẽ ngày càng to ra, cuộc chơi sẽ ngày một khác đi, nếu chúng ta không hiểu rõ được quy tắc thì sẽ rất nhanh chóng bị thị trường khắc nghiệt này đào thải. Chúc anh em thành công.