Smartcontract của Ethereum đã mở khóa cho sự ra đời của DeFi và thúc đẩy ngành crypto đi lên một tầm cao mới. Điều này đương nhiên đã thu hút rất nhiều sự chú ý tiêu cực từ lĩnh vực tài chính truyền thống, trong đó có Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC). Về quyền lực của SEC thì không phải bàn cãi. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn nhất của Ethereum hiện tại lại đến từ bên trong cách vận hành do những rủi ro gây ra bởi MEV.
Trước khi đi sâu vào MEV là gì và nó hoạt động như thế nào để hiểu được quy trình hoạt động của một giao dịch trên mạng lưới. Khi người dùng tương tác với mạng lưới Ethereum, các giao dịch của họ sẽ đi vào một thứ gọi là mempool, là một nơi công khai và mọi giao dịch trong hàng chờ sẽ xuất hiện ở đó. Sau đó, các validator chọn các giao dịch từ mempool và ghi chúng vào các block, sau đó tiếp tục gửi những giao dịch này cho những validator khác để thông qua sự đồng thuận.
Nhờ công việc đó các validator nhận được một phần phí giao dịch cũng như block reward dưới dạng ETH mới phát hành. Ngoài ra, còn có một cách khác mà những validator có để kiếm tiền, và đó là MEV.
MEV là gì?
MEV (Miner/Maximal Extractable Value) là lượng tiền “kiếm thêm” bên cạnh block reward và phí gas thông qua việc thao túng các giao dịch của Validator. Điều này thường xảy ra dưới hình thức như loại bỏ và sắp xếp lại các giao dịch trong block hoặc front-running.
Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là không chỉ những validator mới kiếm được lợi nhuận từ việc tận dụng MEV.
Trên thực tế, phần lớn lợi nhuận của nó được thu bởi một nhóm người gọi là searcher, những kẻ lùng sục mempool và các góc ngách Ethereum để tìm kiếm các cơ hội trục lợi thông qua MEV. Vậy các searcher trục lợi từ MEV như thế nào? Cùng xem lại phần 1 của series MEV tại đây
https://coinf.io/tong-quan-hoat-dong-cua-bot-tren-dex/
Rủi ro về sự tập trung
Trên thực tế, các searcher không phải cạnh tranh với người dùng cơ bản nhiều bằng việc họ cạnh tranh với nhau. Và để giành chiến thắng, họ cần làm cho các validator chọn giao dịch của họ thay vì giao dịch của đối thủ bằng cách đội phí gas cao lên.
Một searcher sẵn sàng trả phí gas chỉ thấp hơn lượng MEV mà họ có thể khai thác một chút (có thể đến 90%) để giành được cơ hội có tính cạnh tranh cao như kinh doanh chênh lệch giá DEX hoặc thanh lý tài sản.
Rủi ro về sự tập trung ở đây phát sinh từ việc những validator muốn kiếm nhiều tiền hơn. Vì những validator không thực hiện công việc tính toán chuyên sâu như các miner đã làm, nên họ kiếm được ít ETH hơn nhiều trong block reward. Do đó họ phải tìm kiếm thêm lợi nhuận từ MEV.
Một vấn đề khác bắt nguồn từ việc Ethereum yêu cầu phải stake đủ 32 ETH để trở thành validator. Điều này đã dẫn đến việc hình thành nhiều đơn vị trung gian nhận ETH rồi chạy nhiều validator. Các đơn vị này đã tích lũy được một lượng lớn cơ sở để triển khai trích xuất MEV. Vì những staker đơn lẻ không thể thực sự cạnh tranh với các đơn vị này khi họ thâu tóm MEV. Từ đó họ cũng sẽ gia nhập với các đơn vị trên để tăng doanh thu, làm giảm sự phi tập trung của Ethereum.
Tất cả các cơ hội MEV phát sinh từ việc mempool công khai, nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể xem tất cả các giao dịch đang chờ xử lý của Ethereum. Nhưng nếu chúng ta loại bỏ yếu tố này thì sao? Chẳng phải sẽ cực kỳ hữu ích không chỉ đối với những người dùng thông thường tránh bị front-running mà còn đối với những searcher muốn tránh sự cạnh tranh từ những searcher khác.
Giải pháp hiện tại là gửi giao dịch trực tiếp đến validator, sau đó sẽ được đưa các giao dịch vào block của họ để nhận một khoản phí. Thực tế cách này hoạt động khá hiệu quả dẫn đến việc tạo ra các mempool kín (permission), yêu cầu quyền truy cập. Điều này lại đi ngược với tinh thần permissionless và trustless của Ethereum.
Mạng lưới Ethereum nhận thức rõ về mối đe dọa hiện hữu mà nó phải đối mặt từ MEV và đã nghiên cứu để đảm bảo rằng Ethereum sau The Merge vẫn duy trì đúng tinh thần cốt lõi của blockchain.
Thế nhưng liệu có phải MEV toàn mang đến những điều tiêu cực?
Thực tế, mặt tốt của MEV là các giao thức DeFi như DEX và nền tảng cho vay cần có MEV để hoạt động hiệu quả.
Ví dụ, hoạt động kinh doanh chênh lệch giá DEX giúp đảm bảo rằng giá tài sản vẫn ổn định và chính xác giữa các sàn. Trong khi đó, các lending protocol rất cần MEV giúp đảm bảo tài sản được thanh lý mức giá tốt nhất, kịp thời giúp tránh nhiều rủi ro về nợ xấu và bảo vệ người dùng.
Tuy nhiên, hiện tại thì hại nhiều hơn là lợi. Và rõ ràng đây là một vấn đề nghiêm trọng cần được giải quyết nếu Ethereum hướng tới mục tiêu trở thành một mạng lưới đáng tin cậy trong tương lai.
Có các tổ chức đang nỗ lực giảm thiểu tác động tiêu cực của MEV. Hai giải pháp được đề xuất chính của Ethereum — Proposer Builder Separation (PBS) và Builder API — đang được Flashbots triển khai dưới dạng MEV-Boost, giúp duy trì sự phi tập trung của mạng lưới trong khi tăng doanh thu của validator.
Phần tiếp theo của series sẽ giới thiệu về Flashbots và các giải pháp của họ, các anh em cùng đón xem nhé!
Nguồn bài viết: What is MEV and how it endangers Ethereum – Taun Mittal