“The Merge” đang dần tới và thu hút được rất nhiều sự chú ý từ cộng đồng Crypto. Những định nghĩa cơ bản của sự kiện này mình cũng đã nói trong những bài viết trước để anh em hiểu về những gì sắp diễn ra. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết mà nói chặng đường tiến tới “The Merge” là một quá trình khá dài và song song với đó có nhiều khái niệm đã được sửa đổi liên tục để trở nên thực sự phù hợp với bối cảnh phát triển của Ethereum cũng như là một số thuật ngữ khá khó hiểu. Vậy nên bài viết này mình cũng muốn chia sẻ với anh em những khái niệm và thuật ngữ liên quan đến “The Merge” cũng như là sự phát triển trong tương lai của Ethereum nhé!
Blockchain Trilemma
Định nghĩa về Blockchain Trilemma được nhiều người cho là xuất phát từ một khái niệm trong kinh tế học. Theo đó, trong kinh tế có bộ ba bất khả thi cho rằng không thể thực hiện được cùng một lúc đồng thời ba chính sách gồm: chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập để ổn định giá cả và tự do lưu chuyển vốn. Chỉ có thể thực hiện hai trong ba chính sách này mà thôi. Thuật ngữ này dùng để chỉ tính dễ đổ vỡ của một quốc giá cố tình thi hành ba chính sách này cùng một lúc
Tương tự như vậy, các dự án làm về blockchain với tầm nhìn và tham vọng của nó luôn phát triển xoay quanh 3 đặc điểm: decentralization (phi tập trung), scalability (mở rộng), security (bảo mật). Khái niệm về Blockchain Trilemma được đề ra bởi chính cha đẻ của Ethereum – Vitalik Buterin, theo đó ông cho rằng vấn đề mà các nhà phát triển gặp phải khi xây dựng các blockchain là họ không thể tạo ra một blockchain hoàn hảo đáp ứng cả 3 tính chất trên mà không gặp phải bất kỳ vấn đề nào, ít nhất là trong tương lai gần. Điều này khiến các nhà phát triển buộc phải chấp nhận hi sinh 1 khía cạnh để có thể tập trung phát triển 2 khía cạnh còn lại:
- Decentralization: Tạo ra 1 hệ thống blockchain không dựa vào một bất kỳ đơn vị quản lý nào và quyền kiểm soát mạng lưới được phân phối bình đẳng cho tất cả những người tham gia
- Scalability: Khả năng xử lý số lượng giao dịch và người dùng tăng nhanh chóng mà khôn gặp phải tình trạng tắc nghẽn và độn phí gas
- Security: Khả năng hoạt động trơn tru, có thể tự bảo vệ khỏi các cuộc tấn công, lỗi và các sự cố không thể lường trước khác
Terminal Total Difficulty
Với việc he Merge được thử nghiệm thành công trên testnet thứ ba và cũng là cuối cùng là Goerli, sự kiện Ethereum Merge đã chính thức được lên lịch cho TTD (Terminal Total Difficulty) thứ 58750000000000000000000. Điều này cũng đồng nghĩa với việc The Merge sẽ chính được mainnet trên Ethereum vào ngày 15 – 16/9. Vậy TTD là gì?
Đây là một thuật ngữ cũng tương đối mới và khá hiểu, đầu tiên thì Total Difficulty là tổng độ khó khai thác của tất cả các block trong một blockchain tính đến một điểm nào đó. Ví dụ, với block #12308397 ở phần trên thì độ khó tổng là “43,668,978,043,374,127”. Trong khi với block trước đó là #12308396 là “43,668,615,527,800,982”
Còn Terminal Total Difficulty là giá trị cụ thể của Total Difficulty được chọn làm điểm kích hoạt việc tắt tính năng khai thác block thông qua mining để mạng lưới thực hiện chuyển đổi sang cơ chế đồng thuận Proof of Stake. Nói một cách dễ hiểu thì TTD sẽ là thước đo để quyết định kích hoạt Hard fork Bellatrix. Thay vì theo dõi và ấn định thời gian triển khai Hard fork theo số thứ tự block, thì theo dõi tổng độ khó mạng lưới sẽ giúp đảm bảo một mức an ninh nhất định, thì quyền quản lý mới được chuyển giao sang cho Beacon Chain
Ethereum 1.0 & Ethereum 2.0
Có lẽ nhiều người cũng đã từng nghe loáng thoáng qua về khái niệm của ETH 1.0, ETH 2.0 gì gì đó, và bây bây giờ lại là Beacon Chain, The Merge,.. vậy những khái niệm đó có ý nghĩa gì?
Thực tế, Ethereum đã trải qua nhiều nhiều sự thay đổi đáng kể trong khoảng thời gian phát triển, đội ngũ phát triển đã thực hiện nhiều sự nâng cấp giao thức để đáp ứng nhu cầu phát triển toàn cầu về tính bảo mật và độ phân quyền cao. Trong bối cảnh đó, Ethereum 1.0 & Ethereum 2.0 có vẻ không còn phù hợp khi nói đến tầm nhìn phát triển chung của Ethereum. Vấn đề lớn đối với việc xây dựng thương hiệu Ethereum 1.0 & Ethereum 2.0 là nó dễ làm cho những người mới sử dụng Ethereum bối rối khi nhiều người cho rằng đây là 2 blockchain độc lập khác nhau. Nên kể từ cuối 2021, những khái niệm này đã dần được thay đổi và thay vào đó là những thuật ngữ dù có vẻ hơi khó hiểu hơn một chút nhưng lại phù hợp hơn cái tên The Merge hơn, đó là Execution Layer (Ethereum Mainnet) và Consensus Layer (Beacon Chain)
- Ethereum 1.0 → Execution layer.
- Ethereum 2.0 → Consensus layer.
- Execution layer + Consensus layer = Ethereum
Execution Layer
Mình có đề cập ở trên về một khái niệm là Execution Layer, nếu anh em có đọc bài viết của mình về The Merge là gì thì mình có giải thích đơn giản đây là một sự kiện nâng cấp của mạng lưới Ethereum từ cơ chế đồng thuận Proof of Work sang cơ chế đồng thuận Proof of Stake thông qua quá trình hợp nhất giữa Execution Layer và Consensus Layer là Beacon Chain
Execution Layer chính là mạng lưới Ethereum chính mà chúng ta sử dụng để giao dịch ngày nay hay còn được gọi là Ethereum Mainnet. Như mình đã nói ở trên thì trước đây nó từng có tên là Ethereum 1.0 nhưng vì để phù hợp với bối cảnh phát triển nên từ cuối 2021 đã được đổi sang thành Execution Layer. Mainnet sẽ vẫn hoạt động bình thường cho tới khi The Merge diễn ra, nếu mọi thứ thành công thì sau đó các validator trở thành những người bảo mật bảo mật cho toàn bộ mạng lưới Ethereum. Tất nhiên, cho tới lúc đó thì Consensus Layer (Beacon Chain) sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng bất cứ gì đến Execution Layer vì chúng được xây dựng hoàn toàn riêng biệt
Difficulty Bomb
Difficulty Bomb hay còn gọi là bom độ khó là một cơ chế gia tăng đột ngột độ khó của việc đào ETH theo cấp số mũ để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ chế đồng thuận sang PoS giảm nguy cơ diễn ra fork. Một khi quả bom này được kích hoạt sẽ khiến cho mạng lưới Ethereum trở nên cực kì khó đào bằng cách gia tăng thời gian và sức mạnh tính toán cần thiết để khai thác một block mới. Bằng cách này có thể khiến các thợ đào buộc phải dừng khai thác trên Ethereum và chuyển sang trở thành validator trên mạng mới
Trong quá khứ, “Bom độ khó” đã bị trì hoãn khá nhiều lần và lần gần nhất Ethereum đã tiến hành hard fork Gray Glacier vào ngày 29/6 để tiếp tục trì hoãn “bom độ khó” thêm 100 ngày, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 9 này
Sharding
Mạng lưới Ethereum vốn luôn gặp phải vấn đề về việc tắc nghẽn trong những lúc cao điểm kể từ khi DeFi bùng nổ vào mùa hè 2020, điều này đã dẫn đến việc phí gas độn lên cao ngất ngưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến trải nghiệm người dùng. Sharding là một giải pháp được đưa ra để giải quyết vấn đề này bằng cách phân chia khối lượng công việc trên blockchain chính ra cho các chain nhỏ hơn, gọi là các “shard”, có tổng cộng là 64 shard. Như vậy, nếu được áp dụng, thay vì sẽ phải xử lý trọn vẹn 1 giao dịch thì các nodes sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm xử lý các shard của mình. Điều này được mong đợi có thể đẩy nhanh tốc độ thực hiện giao dịch trên Ethereum và giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn mạng lưới. Bên cạnh đó, công nghệ Sharding còn cho phép các giải pháp Layer 2 giảm phí giao dịch trong khi vẫn tận dụng được tính bảo mật của Ethereum
Fork
Khi mà sự kiện The Merge đang dần tới, có lẽ nhiều người chúng ta bắt đầu nghe nhiều về các thuật ngữ như hard fork, soft fork,… vậy thì fork là gì?
Fork là một thuật ngữ trong ngành phần mềm nói chung dùng để mô tả những bản cập nhật nhằm sửa chữa các vấn đề đang hiện hữu cũng như là cải thiện hiệu suất. Blockchain cũng vậy, sự bất đồng ý kiến trong cộng đồng hoặc một vài lí do nào đó là những nguyên nhân phát sinh ra nhu cầu fork trong thế giới Crypto. Có tổng cộng 2 dạng fork, đó là: Hard Fork (Blockchain Fork) và Soft Fork (Codebase Fork)
Hard Fork (Blockchain Fork)
Hard Fork là một sự thay đổi của giao thức tiền điện tử mà không tương thích với các phiên bản trước. Có nghĩa là các node cũ không được cập nhật phiên bản mới sẽ không thể xử lý giao dịch hay đẩy các block mới lên blockchain.
Hard Fork giới thiệu 1 phiên bản Blockchain hoàn toàn mới và các nodes chạy trên phiên bản cũ sẽ không còn được chấp nhận trên phiên bản mới. Vì vậy, tất cả người dùng phải cập nhật, nâng cấp phần mềm để có thể thực hiện xác thực và xác minh giao dịch.
Hard Fork được dùng để thay đổi hoặc cải thiện giao thức hiện tại, hoặc có thể tạo ra một giao thức và blockchain mới và độc lập
Soft Fork (Codebase Fork)
Một Soft Fork là một sự thay đổi trong giao thức tiền điện tử theo phương thức tương thích ngược (backward-compatible). Điều này có nghĩa là:
- Các node chưa cập nhật sẽ vẫn có thể xử lý các giao dịch và đẩy các block mới lên blockchain, miễn là không vi phạm vào các quy tắc của giao thức mới.
- Các khối trên Soft Fork đều tuân thủ quy tắc đồng thuận cũ và có thêm các quy tắc đồng thuận mới. Do đó nó không yêu cầu các nút trên mạng lưới phải nâng cấp để duy trì sự đồng thuận.
- Các khối được tạo bởi các nút tuân theo bộ quy tắc đồng thuận cũ sẽ vi phạm bộ quy tắc đồng thuận mới. Do đó có thể sẽ bị lỗi khi xác thực trên các nút đã cập nhật phiên bản mới
Tổng kết
Trên đây là một số khái niệm mà mình nghĩ là khá hữu ích cho anh em trong bối cảnh khi mà sự kiện The Merge ngày càng đến gần và thu hút được nhiều sự chú ý của cộng đồng. Minh hy vọng bài viết có thể giúp anh chuẩn bị cho những gì sắp diễn ra trong khoảng thời gian sắp tới