BTC đã có cú hồi phục nhẹ trở lại trong tuần vừa qua, từ khoảng 19.000 USD lên đến khoảng 21.500 USD, đáng chú ý là cú hồi phục này diễn ra ngay sau khi Mỹ công bố chỉ số CPI yoy tiếp tục đạt mức cao nhất trong vòng 40 năm trở lại (9,1%). Có thể nói tình hình vĩ mô đang trải qua giai đoạn đầy biến động khi giá lương thực và năng lượng ngày càng thăng cùng với tình trạng khan hiếm tài nguyên đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo đó, BTC nói riêng và thị trường Crypto nói chung đang trải qua thời kỳ “Bear market” tồi tệ nhất trong lịch sử. Hãy cùng nhìn qua một số chỉ số đáng chú ý để xem liệu áp lực bán tại vùng giá này đã đủ để BTC hình thành đáy mới hay chưa, hay BTC sẽ lặp lại như những chu kỳ trước để thật sự tạo đáy tại vùng giá thấp hơn.
BTC hình thành và tích luỹ đáy
Để đi vào phần này mình sẽ nói qua về ý nghĩa của “Realized value” và “Unrealized value”:
- Realized value (giá trị thực hiện): là sự chênh lệch giữa giá trị lúc mua và lúc bán. Ví dụ, anh em mua 1 BTC lúc giá $60k và sau một khoảng thời gian anh em lại bán lại với giá $20k thì lúc đó anh em đã lỗ khoảng $40k và khoản lỗ này đã được thực hiện khi anh em bán 1 BTC đó.
- Unrealized value: là sự chênh lệch giá trị giữa lúc mua và thời điểm hiện tại. Ví dụ, anh em mua 1 BTC lúc giá $60k và hiện tại BTC đang có giá khoảng $20k thì tức là anh em đang lỗ khoảng $40k nhưng khoản lỗ này chưa được thực hiện do anh em chưa hề bán 1 BTC kia.
“Realized Price” hay còn gọi là “giá trị thực” là một trong những chỉ số on-chain về BTC phổ biến nhất, nói nôm na là đây là mức giá được coi là hợp lý để mua vào, cách tính hơi phức tạp nên chúng ta không cần đào quá sâu vào. “Realized Price” sẽ chênh lệch một chút với “Spot Price” là giá trị của BTC trên thị trường mà anh em mua vào. Hiện tại “Realized Price” ở thời điểm mình viết bài là $22k và “Spot Price” đang khoảng $21k, điều này khiến những nhà đầu tư BTC đang chịu khoản lỗ chưa thực hiện khoảng 4,67%
Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy các chu kỳ “Bear market” trước đây đã hình thành đáy khi mà mức giá spot xuống thấp hơn giá realized và bắt đầu tích luỹ (Ngoại trừ tháng 3/2020 được coi là một hiện tượng flash event).
Ngoài ra cũng có một số chỉ số cho thấy rằng chúng ta đang trong giai đoạn cuối của chu kỳ “Bear Market” lần này như:
- Delta Price ($ 14.215) là một chỉ số biểu thị sự chênh lệch giữa Realized price và All-time Average Price (mức giá bình quân mọi thời đại), trước đây thì Delta Price đã chỉ báo đúng mức giá đáy vào chu kỳ bear tháng 1/2015 và tháng 1/2019
- Balance Price ($ 17.554) là chỉ số biểu thị sự chênh lệch giữa Realized Price và Transferred Price (mức giá được giao dịch). Trong lịch sử thì khi giá chạm vùng này và có xu hướng tích lũy thì đang hình thành vùng đáy của chu kỳ bear market như tháng 1/2015 và tháng 1/2019.
Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là nếu BTC về dưới mức $17.554 thì sẽ cho thấy sự suy yếu của thị trường và áp lực bán gia tăng.

Unrealized loss
Khi thị trường bắt đầu tạo đáy thì thường sẽ xuất hiện một vài điểm tích cực về chỉ số Unrealized loss/profit. Đây có thể bởi khi những nhà đầu tư cũ thoát hàng thì những nhà đầu tư mới với tâm thế bắt đáy sẽ gặp ít áp lực hơn với biến động giá
Unrealized Loss trong Bear Market lần này vào khoảng từ $165bn đến $198bn, điều đang nói là con số này lớn hơn rất nhiều so với hồi tháng 5/2021 khi giá BTC giảm sâu về mức $29k, khi đó Unrealized Loss vào khoảng $55bn đến $90bn. Đây có thể là nguyên nhân của một giai đoạn “Redistribution” và cũng là Bull market khá nóng từ tháng 8/2021 đến tháng 11/2021.
Biểu đồ dưới đây cho thấy tỷ lệ giữa Unrealized Loss so với Market cap của BTC, hiện tại thì tỷ lệ này khoảng 0,55, lớn hơn so với tháng 3/2020 và gần bằng so với thời điểm đáy Bear market 2018.
Tỷ lệ này có xu hướng giảm dần khi giá BTC bắt đầu sideway và có tích lũy, theo đó:
- Những nhà đầu tư cũ từ bỏ và những nhà đầu tư mới sẽ nhảy vào bắt đáy
- Unrealized loss sẽ trở thành Realized loss khi các nhà đầu tư cũ cắt lỗ
- Giai đoạn redistribution lại được hình thành
Khi giá BTC tăng trở lại, đống Unrealized loss này sẽ dần trở thành Unrealized Profit và lại bắt đầu một Bull market mới.
Khi BTC về mức giá $17.600, khoảng 9,216 triệu BTC đang trong tình trạng Unrealized loss nhưng từ 18/6 đến nay chỉ còn khoảng 7,68 triệu BTC trong tình trạng này. Như vậy là có khoảng 1,539 triệu BTC đã bị cắt lỗ trong thời gian đó
Xét về Unrealized Profit giữa Long-term Holder (LTH) và Short-term Holder (STH) thì trong quá khứ, mỗi lần thị trường tạo đáy đều tại mức giá mà gần như không một STH nào có thể có lợi nhuận. Khi thị trường tạo đáy và hồi phục mạnh mẽ thì số lượng STH có lợi nhuận sẽ tăng mạnh vì khi đó đa phần các STH cũ đã cắt lỗ và những người mới sẽ nhảy vào nên sẽ có ít biến động về giá
Realized Loss
Khi thị trường tạo đáy, thường là chúng ta sẽ chứng kiến phần lớn các nhà đầu tư từ bỏ cuộc chơi để khiến cho thị trường rũ bỏ hết những con bạc cũ và khiến cho áp lực bán trở nên cạn kiệt. Và 2 tháng vừa qua chúng ta đã chứng kiến sự kiện “thiên nga đen” “Terra collapse” và hàng loạt các quỹ, công ty trong thị trường Crypto buộc phải phá sản, điều này khiến giá BTC xuống thấp hơn cả ATH của chu kỳ 2017. Những sự kiện này gây thiệt hại đến hàng chục tỷ USD và là vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Crypto. Khoản lỗ được thực hiện trong 2 tháng 5 và tháng 6 vừa qua cũng cực kỳ lớn với $27,7bn vào tháng 5 (538k BTC) và $35,5bn (480k BTC) vào tháng 6.
Chỉ số aSOPR (biến thể của SOPR – Spent Output Profit Ration hay nói dễ hiểu là tỷ lệ lợi nhuận đầu ra) cho thấy những sự tương đồng so với khi thị trường tạo đáy trong quá khứ. Khi giá BTC giảm và lợi nhuận theo đó cũng dần mất, càng nhiều nhà đầu tư cắt lỗ cho đến khi có một sự kiện khiến cho cả thị trường sụp đổ và nhiều nhà đầu tư từ bỏ. Lúc này áp lực bán cạn kiệt và sẽ xuất hiện dần sự hồi phục trở lại.
Việc chỉ số aSOPR hồi phục trở lại và >1 sẽ là một dấu hiệu cho thấy BTC đã tạo đáy thành công và đang trong giai đoạn tích luỹ cho 1 sự hồi phục trở lại, tiềm năng tăng trưởng cao.
Tỷ trọng khối lượng chuyển nhượng trong lợi nhuận cũng có cấu trúc thị trường tương tự như mức thấp nhất của thị trường gấu trước đó. Trong giai đoạn đầu hàng năm 2015 và 2018, hơn 58% khối lượng chuyển nhượng đã nhận thấy thua lỗ và đà tăng đã bị nén lại sau nhiều tháng hành động giá giảm.
Tỷ lệ khối lượng BTC được giao dịch có lợi nhuận cũng đang có dấu hiệu tương đồng với với đáy của những chu kỳ Bear market trước đó. Ví dụ như ở giai đoạn 2015 và 2018 khi thị trường tạo đáy thành công thì chỉ khoảng 42% khối lượng giao dịch BTC là có lợi nhuận. Hiện tại thì con số này đang ở mức 46% và đang khá gần với trong quá khứ. Khi thị trường tạo đáy thành công thì lúc này các STH đều là người mới và ít chịu áp lực về biến động giá cả nên hành động giao dịch ở mức lỗ cũng sẽ dần giảm lại, báo hiệu một sự hồi phục cho BTC.
Tổng kết
Thị trường BTC nói riêng và Crypto nói chung đã chứng kiến sự điều chỉnh mạnh mẽ trong nửa đầu 2022 với nhiều sự kiện nổi bật như “Terra collapse” hay ‘3AC insolvency”,… Chỉ trong vòng 7 tháng kể từ 11/2021 BTC đã sập từ ATH về vùng giá nhiều người đang cho là đáy của Bear market lần này. Các chỉ số trên đều cho thấy những nét tương đồng so với những lần thị trường tạo đáy trong quá khứ. Với việc tình hình kinh tế vĩ mô đang trở nên nhiều biến động như hiện tại, BTC đang dần ổn định trở lại khi nhiều nhà đầu tư vẫn đặt niềm tin vào nó nên việc thị trường có thể đang dần tạo đáy cũng là một giả thuyết khá hợp lý