Polkadot là gì?
Polkadot là là một giao thức blockchain thế hệ kế tiếp kết nối toàn bộ mạng lưới các blockchain layer 1 khác, cho phép chúng có thể kết nối, hoạt động với nhau một cách trơn tru trên quy mô lớn.
Relay chain của Polkadot được xem như trái tim để cho các blockchain layer 1 khác kết nối và cùng hoạt động chia sẻ mạng lưới quản trị minh bạch, bảo mật, kết hợp xuyên chuỗi, cơ chế phân mảnh không đồng nhất (heterogeneous sharding), khả năng mở rộng.
Cha đẻ của Polkadot là Gavin Wood đã ví Polkadot như một blockchain layer 0 kết nối các blockchain layer 1 độc lập lại với nhau thành một mạng lưới blockchain.
Đội ngũ xây dựng
Web3 Foundation
Web3 Foundation là tổ chức được thành lập để dẫn dắt, trang bị các công nghệ và ứng dụng trong các lĩnh vực về giao thức web phi tập trung. Đặc biệt là những giao thức sử dụng các phương pháp mã hóa (cryptographic methods) để bảo vệ sự phi tập trung, vì lợi ích và sự ổn định của hệ sinh thái Web3. Polkadot là giao thức đầu tiên của Web3 Foundation.
Tìm hiểu thêm về Web3 Foundation.
Parity Technologies
Parity Technologies được ủy quyền xây dựng Polkadot bởi tổ chức Web3 Foundation.
Parity là một nhóm toàn cầu gồm các kỹ sư, lập trình viên mã hóa (crytographers), kiến trúc sư và nhà nghiên cứu hệ thống phân tán hàng đầu. Về cơ bản, Parity đã định hình ngành công nghiệp blockchain, từ việc xây dựng ứng dụng Parity Ethereum được đón nhận, triển khai Bitcoin và Zcash, đến phát triển thế hệ công nghệ blockchain tiếp theo với Substrate và Polkadot.
Tìm hiểu thêm về Parity Technologies.
Dr Gavin Wood
Cả hai tổ chức Web3 Foundation và Parity Technologies đều được thành lập nên bởi Gavin Wood. Với một vai trò quá lớn như vậy, sẽ là một thiếu sót nếu tên ông không đứng ngang hàng cùng hai tổ chức trên.
Tìm hiểu thêm về Dr Gavin Wood.
Ý tưởng hình thành
Khởi đầu với Ethereum
- Gavin Wood (Co-founder, CTO Ethereum) là một người đồng thiết kế, phát triển giao thức Ethereum cùng với Vitalik Buterin từ giai đoạn đầu (12/2013-12/2015).Ông đã tạo ra ngôn ngữ lập trình hợp đồng thông minh Solidity và đặt ra các khái niệm mới như Web3 và Proof of Authority.
- Quay lại thời điểm năm 2014 khi họ bắt đầu với các ý tưởng về Ethereum và Ethereum 2.0 thứ lẽ ra đã phải đang được phát triển vào cuối giai đoạn 2016. Mùa thu năm 2016, khi đội ngũ lãnh đạo Ethereum ngồi lại với nhau nhưng vẫn chưa có lối đi cho Ethereum 2.0.
- Là một người đam mê với việc xây dựng và sáng tạo, Gavin Wood phát triển Polkadot với mục đích là một dự án có thể tồn tại song song, bổ sung, tương tác với Ethereum và là thế hệ tiếp theo của Ethereum.
Tầm nhìn
Công nghệ blockchain đang ở trong giai đoạn phát triển rất nhanh như máy vi tính những năm 1980-1990. Rất khó để tương thích các thế hệ blockchain với nhau khi cứ liên tục các thế hệ mới được ra đời và thế hệ sau lại không nỗ lực kết nối với thế hệ đã cũ vì họ biết ngành công nghiệp này sẽ tiếp tục phát triển rất nhanh và ra đời các thế hệ kế tiếp.
Với ý tưởng hình thành Polkadot không cần đánh đổi giữa sự đổi mới và tương thích khi đã có các parachains độc lập riêng biệt đã làm những công việc đó.
Những cột mốc & tiến độ khởi chạy
- Proof of Concept (POC-1): Tháng 5/2018 trình bày những ý tưởng ban đầu về Polkadot. Giai đoạn tập trung phát triển Relay Chain, trái tim của Polkadot.
- Proof of Concept (POC-2): Tháng 7/2018 dựa trên những ý kiến đóng góp từ cộng đồng thông qua testnet để nâng cấp các giao thức Polkadot từ POC-1 lên POC-2. Tại POC-2 Polkadot giới thiệu đến cộng đồng về parachains, phân chia phần thưởng cho staking và validators.
- POC-3 testnet: Ra mắt vào tháng 1/2019 mang đến thuật toán đồng thuận GRANDPA.
- POC-4: Tháng 4/2019 mang đến các tính năng staking mới giúp cho các validators chạy trên Polkadot an toàn hơn và có thể tùy chỉnh.
- Kusama: mạng lưới chim hoàng yến (ánh xạ) là phiên bản chưa được audit của Polkadot được ra mắt vào tháng 8/2019
- Polkadot được ra mắt vào tháng 5/2020 và vẫn đang tiếp tục được nâng cấp, thêm các tính năng như staking, quản trị on-chain, xác minh danh tính on-chain.
- Chính thức đấu giá và khởi chạy Kusama: tháng 6/2021
- Hiện tại vẫn chưa có thông tin về ngày chính thức cho việc đấu giá parachains và main net của Polkadot. Theo lời Gavin Wood mọi thứ đang diễn ra rất tốt trên Kusama, họ đang tiến hành sửa những lỗi vặt từ audit, mọi thứ đã sẵn sàng và chờ quyết định từ bộ phận quản trị của Polkadot để có thông tin chính thức.
Như anh em thấy chúng ta đang ở giai đoạn rất gần với sự bùng nổ của Polkadot. Mỗi tin tức cập nhật của họ về việc khởi chạy là những tin tức cực nhạy cảm tác động trực tiếp đến giá trị của Polkadot.
Anh em có thể cập nhật các tin tức về Polkadot được tổng hợp bởi CoinF tại đây.
Toàn cảnh về hệ sinh thái Polkadot
Khởi đầu cho việc xây dựng các mảnh ghép
Web3 Foundation Grant
Quỹ hỗ trợ phát triển Web3 Foundation là một động lực không nhỏ để thu hút các nhà phát triển xây dựng các mảnh ghép trên hệ sinh thái Polkadot.
Tính đến hiện tại Web3 Foundation đã tài trợ cho hơn 300 dự án đến từ hơn 50 quốc gia. Trong đó có các cột mốc:
- Từ thời điểm thành lập đến tháng 5/2020: 100 dự án
- Tháng 1/2021: 200 dự án
- Tháng 8/2021: 300 dự án
- 840 dự án xin nhận tài trợ
- 302 dự án được xét duyệt tài trợ
- 212 dự án đã hoàn thành cột mốc phát triển đầu tiên
- 143 dự án đã hoàn thiện
Phần lớn các dự án nhận được Web3 Foundation Grant đều hỗ trợ cho việc lập trình, phát triển. Các lĩnh vực nhận rất đúng với khẩu vị của Gavin Wood, một nhà phát triển phần mềm, ngôn ngữ lập trình.
Việc phần nhiều các dự án nhận tài trợ của Web3 Foundation là các dự án hỗ trợ phát triển cho Polkadot. Điều đó khiến cho việc lập trình, phát triển, khắc phục sai sót Polkadot trở nên thuận tiện và vững chắc hơn rất nhiều.
Hình thành cái nhìn rõ nét về các mảnh ghép
Các mảnh ghép thiết yếu
Wallet (Ví): Như anh em đã biết, ví gần như là bộ mặt của cả một hệ sinh thái. Với việc liên kết hàng loạt dự án làm về ví nhưng vẫn những chiếc ví để nhận diện và chuyên support cho Polkadot là Polkadot.js và Polkawallet.
Hiện tại chiếc ví chính được dùng trên các trình duyệt máy tính là Polkadot.js vẫn chưa được hoàn thiện về mặt giao diện người dùng. Tuy nhiên, nhờ ý tưởng về các Parachains, gọi vốn cộng đồng (Crowdloan) đã làm cho những chiếc ví có thêm các chức năng khá hấp dẫn. Anh em có thể thử trải nghiệm tại đây.
Infrastructure (Cơ sở hạ tầng): Các lĩnh vực thuộc mảnh ghép cơ sở hạ tầng vô cùng chất lượng cũng có thể thấy rõ như:
- Moonbeam: Smart Contract tương thích với Ethereum – cái nôi của DeFi và là nơi đang nắm giữ phần lớn thị phần DeFi trên thì trường Crypto. Có thể nói Moonbeam là Ethereum trên Polkadot khi các Dapp trên Ethereum đang dần được mang qua Polkadot thông qua Moonbeam.
⇒ Tạo điều kiện cho dòng tiền từ Ethereum chảy sang hệ sinh thái của Polkadot. Hiện đã có hơn 60 dự án ở nhiều lĩnh vực khác nhau đang khởi chạy trên hệ sinh thái của Moonbeam. Trong đó có Lido là là dự án Liquid Staking cực kì lớn mạnh trên 3 hệ sinh thái Solana, Terra, Ethereum với tổng lượng TVL khoảng 7 tỉ. Đây sẽ hứa hẹn sẽ mang đến một dòng tiền dồi dào chảy vào Polkadot khi mọi thứ sẵn sàng. - Astar Network (đã được rebrand từ cái tên Plasm): Cầu nối mang các Dapp đa chuỗi sang Polkadot
- Chainlink: một cái tên quá quen thuộc, dẫn đầu về Oracle, vốn hóa lớn nhất mảng Oracle hiện tại (hơn 10 tỷ đô). Hiện đang xây dựng và phục vụ cho rất nhiều hệ sinh thái lớn và cả Polkadot.
- Kylin: Nền tảng Oracle chuyên cho Polkadot
- Dora Factory
- Ngoài ra còn một số cái tên nổi bật khác làm về các lĩnh vực như bảo mật, truy xuất dữ liệu, xác minh,… vô cùng mạnh mẽ với nhiều lận nhận Web3 Grants và đội ngũ các backers mạnh mẽ như: KILT protocol, Subsocial, Subquery, Phala, Darwinia,…
Các mảnh ghép DeFi
Thông qua Substrate Framework, bộ dụng cụ (lại) được thiết kế bởi Gavin Wood để các nhà phát triển có thể xây dựng nên blockchain hay ứng dụng của mình một cách dễ dàng.
Cùng với sự hậu thuẫn đến từ Web3 Foundation Grant, nhiều dự án quan trọng, cần phải có của một hệ sinh thái đã được hình thành và phát triển quá trình hoàn thiện.
Trong đó có các mảnh ghép DeFi, giao thức cung cấp thanh khoản, thu hút dòng tiền đến với hệ sinh thái nổi bật mà anh em có thể điểm qua như:
- Acala Network: Trung tâm tài chính phi tập trung xuyên chuỗi và stable coin của Polkadot.
- HydraDX: Giao thức thanh khoản xuyên chuỗi, đại dương thanh khoản tập hợp rất nhiều loại tài sản, bootstrap thanh khoản ban đầu cho các dự án mới thành lập.
- Equilibrium: Thị trường tiền tệ bao gồm nền tảng cho vay và sàn giao dịch phi tập trung (DEX).
- Manta/Raze Network: Bảo mật thông tin giao dịch, người dùng DeFi
- Bifrost/ Stafi: Staking liquidity và giải pháp thanh khoản cho các DOT/ KSM đang được lock trong Crowdloan.
- Equilibrium: Nền tảng DeFi All-in-one, vay, cho vay, giao dịch, stake, tài sản tổng hợp, stable coin, tất cả đều có trong Equilibrium.
- Zenlink: Một DEX chuỗi chéo, Aggregator kết nối tới tất cả các DEX trên Polkadot.
Một hệ sinh thái Polkadot sôi động với đầy đủ các mảnh ghép đang đến gần
Với việc các mảnh ghép đã hoàn thiện và chỉ chờ động thái của Polkadot về ngày chính thức đấu giá các slot Parachains, Polkadot khởi chạy main net. Khi đó hệ sinh thái Polkadot sẽ sinh động hơn bao giờ hết với liên tục là những Polkadot được lock vào cuộc đấu giá.
Các dự án cũng sẽ tranh đua nhau để giành lấy những slot cắm đầu tiên vô cùng đắt tiền, nắm ưu thế người đi trước và cơ hội tuyệt vời để tăng uy tín đối với cộng đồng.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm
- Được dẫn dắt bởi Dr Gavin Wood, ông từng đưa ra ý kiến rằng ông không thích dùng những công cụ có sẵn để làm ra một blockchain. Chính vì vậy ông đã tự mình xây nên Substrate framework.
Gavin Wood không chỉ chỉ cố gắng làm ra một blockchain Polkadot tuyệt vời mà còn là một Framework hữu ích, giúp đỡ cho các nhà phát triển, lập trình viên blockchain. Chính vì thế, Substrate cũng là chìa khóa thành công của Polkadot. - Substrate là một framework cung cấp tất cả các thành phần cốt yếu để xây dựng nên một blockchain như mạng lưới database, hàng chờ giao dịch, cơ chế đồng thuận, cả một thư viện runtime module,…
- Polkadot là một framework mạnh mẽ để cái blockchain khác được xây dựng và kết nối với nó, Polkadot chỉ thực sự thành công khi các blockchain bên trong hoạt động thành công
- Cách tiếp cận mới để giải quyết vấn đề tương tác và mở rộng với ý tưởng cho các chuỗi chạy song song (Parallized Chains/ Parachains) cùng tương tác với nhau trên một Relay Chain của Polkadot
- Sự am hiểu về thị trường của đội ngũ Polkadot đã cho ra đời cơ chế đấu giá để có thể được kết nối với các slot Parachain. Đây cũng là một nước đi rất thông minh của Polkadot để làm giảm cung Polkadot trên thị trường, tăng động lực lưu giữ token để gia tăng giá trị tài sản của các hodlers.
- Rất nhiều dự án bên trong mặc dù Polkadot vẫn chưa chạy. Trong đó lại lại có nhiều dự án làm cùng một mảng ⇒ Tăng tính cạnh tranh trong mảng, thúc đẩy từng cá nhân dự án phát triển hoàn thiện, ganh đua, hợp tác để phục vụ người dùng.
- Dự án quá lớn, mối quan hệ rộng rãi với các tay to chống lưng làm cho Polkadot được nhận được rất nhiều sự tin tưởng. Ngoài ra còn có những tin đồn về việc các cơ quan, chính phủ Mỹ về việc áp dụng hệ thống Polkadot.
- Cực kỳ nghiêm túc trong việc phát triển dự án. Hiện vẫn chưa main net Polkadot V1 nhưng đã có 1 đội ngũ tiếp tục nghiên cứu về V2 của Polkadot (Tập trung vào các mảng: Bài toán kinh tế, mạng lưới Zero-Knowledge; Khả năng mở rộng chiều ngang lẫn chiều dọc về các Parachains; Hệ thống gồm nhiều Relay chain kết nối với nhau).
Nhược điểm
- Chưa giải quyết triệt để bài toán mở rộng khi số lượng Parachain hoạt động vẫn đảm bảo tốc độ và an ninh của hệ thống nằm ở con số khoảng 100. Nhưng như đã nói, đội ngũ vẫn tiếp tục nghiên cứu và phát triển đến Polkadot 2.0
- Đấu giá để tranh giành các slot Parachains tốn rất nhiều chi phí. Điều này làm cho nhiều dự án tiềm năng đã từ bỏ việc xây dựng và phục vụ cho Polkadot.
- Quá nhiều giai đoạn, quá nhiều phiên bản test làm trì hoãn thời gian khởi chạy của Polkadot đi rất lâu. Điều này dẫn đến nhiều dự án đã hoàn thiện nhưng chưa được khởi chạy mà vẫn phải giữ mạch tương tác, quan tâm cộng đồng. Một số dự án đặt tên theo công thức “Polka + tên” nhưng lại đang phải hoạt động tạm thời trên các chain như Ethereum hay BSC.
Dự án tương tự
Về hướng tiếp cận và cách giải quyết vấn đề về mở rộng, giao tiếp giữa các blockchain với nhau thì có một vài dự án ở cấp độ blockchain nền tảng là Cosmos (ATOM) và Avalanche (AVAX).
- Cosmos (ATOM): Tương tự với Polkadot với 1 chuỗi chính chứa các validators để đảm bảo an ninh cho toàn hệ thống và các chuỗi song song liên kết với chuỗi chính. Tuy nhiên điểm hai dự án khác nhau ở Framework mà chúng sử dụng như Substrate của Polkadot, và Cosmos SDK của Cosmos (Anh em có thể tìm hiểu thêm về Cosmos SDK tại đây).
- Avalanche (AVAX): Cũng là một blockchain nền tảng với nhiều chuỗi phụ chạy song song. Đặc biệt Avalanche hiện đang là nền tảng có số lượng Validator nhiều nhất, đồng nghĩa với độ bảo mật rất cao. Lượng validator trên AVAX tồn tại nhiều một phần nhờ concept của họ yêu cầu các dự án phải trở thành validator để tạo ra một subnet cho mình.
Mỗi dự án có các thế mạnh của riêng mình về mặt công nghệ, chúng ta cùng chờ xem khi mọi thứ đã sẵn sàng thì đội ngũ nào sẽ tối ưu được ý tưởng, công nghệ cho dự án của mình.Ngoài ra Polkadot còn một điểm nổi trội so với các đối thủ một lần nữa chính là cơ chế đấu giá. Cách họ thiết kế ra thêm 1 use case cho token của Polkadot thật sự là một nước đi thông minh và sáng tạo với nhiều lợi ích khổng lồ.
Tuy các dự án có kế hoạch, hướng giải quyết vấn đề tồn tại trong blockchain là giống nhau nhưng để có chung hướng giải quyết đó, thứ họ nhắm đến là một tương lai sẽ có một mạng lưới blockchain khổng lồ. Đó là mục tiêu kết nối các blockchain lại với nhau, chúng có thể giao tiếp tương tác qua lại chứ không phải dạng tồn tại cạnh tranh, giành giật.
Vì vậy, hoàn toàn có thể mong chờ một tương lai nơi toàn bộ hệ thống, công nghệ blockchain bùng nổ với mọi chain đều được kết nối với nhau và giao dịch một cách dễ dàng.
Tổng kết
Đó là phần trình bày phân tích chi tiết quá trình hình thành và phát triển của Polkadot. Ngoài ra còn một thông tin có thể rất hữu ích cho anh em chính là Trung Quốc, thị trường Crypto lớn mạnh nhất nhì trên thế giới rất ủng hộ cho Polkadot và hi vọng Polkadot sẽ là Ethereum Killer.
Thật ra trong quá khứ cũng đã nhiều dự án được gắn cho cái mác “Ethereum Killer” nhưng trên thực tế hầu hết các dự án đó đều đã/ đang “xanh cỏ”. Solana cũng là một là Ethereum Killer mà tiềm năng nhất thì ở hiện tại vẫn còn đang trong quá trình phát triển, lượng TVL vẫn thua cách biệt so với Ethereum.
Cảm nghĩ của anh em như thế nào về hệ sinh thái vô cùng tiềm năng này? Liệu vốn hóa thị trường của Polkadot có thể đạt tới con số bao nhiêu? Và liệu Polkadot có thể trở thành Ethereum Killer?
Anh em hãy cùng để lại ý kiến dưới phần bình luận nhé !
Disclaimer: Anh em lưu ý bài viết chỉ mang tinh chất cung cấp thông tin, đánh giá dự án dựa trên góc nhìn cá nhân và không phải lời khuyên đầu tư. Đầu tư vào tiền mã hóa mang rủi ro rất lớn, anh em cân nhắc phân bổ vốn thật kỹ càng trước khi ra quyết định.
Ủng hộ và Theo dõi CoinF tại các kênh:
Youtube
Telegram Channel
Telegram Group
Twitter
Discord
Facebook Group
Facebook Fanpage