Nếu như ở bài tổng quan Ethereum, anh em đã nắm được thông tin cơ bản về dự án thì bài viết này anh em sẽ có được thông tin về toàn cảnh hệ sinh thái Ethereum. Để tiến tới một không gian phi tập trung hơn, hầu hết các đổi mới và các blue chip khả năng cao đều nằm trên Ethereum. Chúng ta hãy cùng đi phân tích từng mảnh ghép để trả lời cho câu hỏi này.
Dữ liệu on-chain
Thống kê lượng ETH được đốt
Đầu tiên là số lượng ETH được đốt hàng ngày. Theo cải tiến EIP-1559 (đọc thêm tổng quan Ethereum) thì khoản phí của ETH sẽ chia thành hai: một khoản phí cơ bản bị đốt cháy và một khoản phí ưu tiên hiệu quả cho thợ đào. Số lượng ETH bị đốt hàng ngày từ phí giao dịch sẽ giúp giảm phát ETH ngoài thị trường.
Nhìn vào thống kê thì số lượng ETH bị đốt nhiều nhất và tăng vọt vào ngày 1 tháng 5 năm 2022. Nguyên nhân là do giao dịchi bán các lô đất NFT được mong đợi rất nhiều trong dự án Metaverse sắp tới của Yuga Labs là “Otheride”.
Yuga Labs, những người tạo ra Câu lạc bộ Du thuyền Bored Ape (BAYC), đã bán 55.000 đất ảo NFT có tên “Otherdeeds” vào ngày 1 tháng 5 năm 2022. Nhu cầu quá lớn đối với các NFT đã chứng kiến phí gas Ethereum tăng cao đến mức một số ít người dùng đã trả cao tới 2,6 Ether ( ETH ), hoặc $ 7,400 tại thời điểm đói, đến 5 ETH, hoặc $ 14,270, chỉ để thực hiện các giao dịch của họ .
Otherdeed NFTs đứng đầu “bảng xếp hạng ” trong bảy ngày với khoảng 55.817 ETH, hay 56% tổng số cháy trong khoảng thời gian đó. Con số này cao hơn đáng kể so với OpenSea đứng thứ hai với 7.152 ETH.
Với nhu cầu bán NFT áp đảo mạng Ethereum và nhiều người dùng mất tiền phí gas cho các giao dịch ETH không thành công, Yuga Labs đã vạch ra ý định xây dựng một blockchain và chuyển ApeCoin liên kết với BAYC của mình .
Trong một bài đăng trên Twitter vào Chủ nhật, Yuga Labs tuyên bố rằng họ sẽ hoàn lại phí gas của người dùng và lưu ý rằng:
“Chúng tôi xin lỗi vì đã tắt mạng Ethereum trong một thời gian. Có vẻ như rất rõ ràng rằng ApeCoin sẽ cần phải chuyển sang blockchain của riêng mình để mở rộng quy mô phù hợp. Chúng tôi muốn khuyến khích DAO bắt đầu suy nghĩ theo hướng này. “
Giao dịch ETH hàng ngày
Số lượng giao dịch của mạng không có quá nhiều biến động mạnh. Vì thế có thể lấy lượng người dùng trên hệ sinh thái Ethereum khá ổn định. Có một số lý do giúp Ethereum vẫn đang tiếp tục duy trì số lượng giao dịch bất chấp điều kiện thị trường khó khăn cụ thể như:
- Người dùng trung thành từ các dự án DeFi: Không giống các dự án DeFi trên các hệ sinh thái mới, các dự án lâu đời như MakerDAO, Uniswap, Aave, Shushi đều có lượng người dùng đông đảo. Do đó khi thị trường biến động nhưng khi có nhu cầu về vay mượn, cho vay hay mua/bán token vẫn diễn ra trên các dự án kể trên
- Thị trường NFT có nhiều sức nóng: Từ đầu năm 2022 đến nay, nhiều dự án NFT chất lượng được mở bán như Moonbirds, Bored Ape, Crypto Punks… thu hút lượng người dùng mua bán khá sôi nổi
- Nhu cầu làm Retroactive: Sau sự kiện airdrop của nền tảng Optimism thì người dùng bắt đầu quan tâm trở lại để retroactive, trải nghiệm sản phẩm trên các Layer-2 chưa có token.
Total Value Locked
Theo dữ liệu từ defillama, hiện tại đã có hơn 400 dự án DeFi phát triển trên Ethereum với Total TVL gần $45B (tại thời điểm viết bài).
Tuy TVL đã giảm gần ba lần so với đầu năm 2022. nhưng Ethereum vẫn duy trì là hệ sinh thái có TVL đứng đầu và chiếm gần ⅔ TVL của toàn bộ thị trường crypto.
Thêm nữa nếu nhìn vào giá trị của đồng ETH và các đồng token khác của hệ sinh thái thì hầu hết giá trị cũng giảm ba đến 5 lần so với đầu năm 2022. Do đó TVL giảm không chủ yếu là giảm về giá trị token còn số lượng thì không những không giảm mà còn tăng lên khi so sánh con số khoảng 39,8 triệu ETH vào đầu năm 2022 với con số 42,85 triệu ETH tại thời điểm hiện tại
Biến động giá của ETH
Thị trường crypto sụt giảm mạnh vì thế Ethereum (ETH) cũng trải qua nhiều tuần liên tục đóng nến đỏ, giảm về tận 880,34 USD, đã mất đến 72% giá trị chỉ từ đầu tháng 4 đến nay.
Ethereum cũng đã vướng phải nhiều “lùm xùm” trong thời gian gần đây. “Fud” liên quan đến đồng stETH bị depeg và nền tảng lending Celisus cũng đã tuyên bố phá sản khi gặp vấn đề nghiêm trọng về thanh khoản liên quan đến ETH đã khiến giá của ETH liên tục trượt dài về chuỗi ngày mất giá trị.
Lộ trình mới nhất của Ethereum
Kể từ giai đoạn Beacon Chain vào cuối năm 2020 mở ra một kỷ nguyên mới cho Ethereum trong việc triển khai Ethereum 2.0 cho sự đổi mới về bằng chứng đồng thuận PoS. Thông qua việc người dùng staking ETH để trở thành người xác thực mạng giúp cho số lượng block của mạng tăng lên và giúp cho mạng lưới của Ethereum trở nên bảo mật hơn.
Beacon Chain là một giai đoạn tuyên phong để Ethereum bắt đầu The Merge vào năm 2022.
Hiện nay Ethereum vẫn đang tồn tại hai mạng lưới với hai cơ chế đồng thuận PoW và PoS vì thế sau khi The Merge diễn ra sẽ không còn Ethereum 2.0 nữa mà chúng ta chỉ có một khái niệm về Ethereum – mạng lưới với bằng chứng đồng thuận là PoS. Từ đó sẽ kết thúc việc khai thác Ethereum qua máy đào giúp tiết kiệm năng lượng phát thải ra môi trường. Và là tiền đề cho các nâng cấp khả năng mở rộng trong tương lai chẳng hạn như sharding.
Sau nhiều lần trì hoãn bom độ khó, The Merge được dự đoán sẽ ra mắt vào quý 3 năm 2022.
Tiếp đến trong lộ trình Ethereum mà Vitalik Buterin đã nhiều lần nhấn mạnh: “Sharding cần được diễn ra sớm” kỳ vọng là 2023-2024.
- Sharding là một bản nâng cấp nhiều giai đoạn để cải thiện khả năng mở rộng và dung lượng của Ethereum.
- Sharding cung cấp phân phối an toàn các yêu cầu lưu trữ dữ liệu, cho phép “rollups” thậm chí còn rẻ hơn và giúp các node hoạt động dễ dàng hơn.
- Chúng cho phép các giải pháp Layer 2 cung cấp phí giao dịch thấp trong khi tận dụng tính bảo mật của Ethereum.
Sau nhiều lần “thất hứa” về thời khắc chuyển giao sang cơ chế Proof-of-Stake (PoS), nhà phát triển kỳ cựu của Ethereum Preston Van Loon vừa qua đã chia sẻ trong hội nghị Permissionless rằng The Merge có vẻ” sẽ diễn ra vào tháng 8 nếu “mọi thứ được triển khai đúng tiến độ”.
Theo cập nhật mới nhất vào tháng 6 năm 2022, Đội ngũ phát triển cốt lõi của Ethereum đã có một buổi họp trước liên quan đến “bom độ khó”, một chất xúc tác quan trọng trong “The Merge” được mong đợi đã lâu. Sau khi thảo luận về một số lỗi phát sinh từ quá trình testnet, họ đã đề xuất EIP-5133 trì hoãn quả bom độ khó đến tháng 8. Đây là lần thứ 6 quả bom này bị dời ngày kích hoạt kể từ năm 2017.
“Bom độ khó” là cơ chế gia tăng độ khó đào ETH theo thời gian. Một khi quả bom này được kích hoạt sẽ khiến cho mạng lưới Ethereum trở nên cực kì khó đào, buộc thợ đào phải chuyển sang cơ chế xác thực giao dịch của Proof-of-Stake.
Đội ngũ này cho biết: “Tóm lại, chúng tôi đã ra quyết tiếp tục trì hoãn quả bom độ khó trong 2 tháng và bản nâng cấp sẽ có hiệu lực vào cuối tháng 6 này. Chúng tôi cần kiểm tra chắc chắn tất cả các thông số trước khi công bố chính xác thời gian triển khai.”
Tóm lại: trong tình hình thị trường liên tục giảm như hiện tại, Ethereum vẫn đang duy trì hoạt động và có phần hiệu quả hơn. Niềm tin của các nhà đầu tư vào “the merge” cho thấy mỗi khi có thông tin về sự kiện này giá của ETH lại tăng lên ít cũng vài %. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại sẽ có nhiều dự án trong hệ sinh thái mất đi cùng những lùm xùm trong không gian DeFi sẽ làm giá trị của ETH ảnh hưởng.
DeFi
DeFi là một sự đổi mới và đã tạo ra một trường hợp sử dụng thực sự cho Ethereum nói riêng và các nền tảng blockchain nói chung.
Với việc là người đi đầu tiên, Ethereum có cộng đồng nhà phát triển lớn nhất, cũng như nhóm người dùng lớn nhất. Với vài trăm giao thức DeFi đã và đang phát triển và hàng tỷ $ đang lock trong các giao thức DeFi.
AMM Dex
Nơi thu hút dòng tiền và là nguồn thanh khoản quan trọng đầu tiên của hệ sinh thái là các AMM DEX. Để các ứng dụng tài chính hoạt động được cần có tính thanh khoản và AMM cung cấp cho chúng những thứ như vậy.
AMM nổi bật nhất trên Ethereum là Uniswap. Đây cũng là AMM đầu tiên thành công trên Ethereum và tiền điện tử nói chung. Uniswap có vốn hóa thị trường lớn, và khối lượng giao dịch cũng như doanh thu nhiều nhất so với các sàn Dex tại thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, TVL của Uniswap cũng đang đứng đầu danh sách với 4.67 tỷ đô.
Theo sát TVL của Uniswap là Curve Finance. Curve Finance là một AMM được tạo riêng cho các tài sản có cùng mức giá, chẳng hạn như stablecoin.
Ngoài hai dự án kể trên thì vẫn còn rất nhiều DeFi AMM thế hệ đầu tiên, đó là SushiSwap, Balancer, Bancor, Kyber, v.v.
Nhìn chung, lĩnh vực AMM trên Ethereum đã trở nên khá rõ ràng: Phần lớn giá trị tập trung vào một vài tên tuổi cốt lõi. Với lịch sử phát triển và tăng trưởng lâu đời, có thể nói rằng khó có dự án mới nào có thể vượt qua các dự án này vào thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, các dự án AMM hàng đầu cũng liên tục phát triển các bản cập nhật mới để tăng trải nghiệm người dùng tốt hơn điển hình như Uniswap đã có tới phiên bản V3.
Lending
Đây cũng là nền tảng khá nổi bật trên Ethereum và thu hút được khá nhiều người dùng. TVL của nền tảng này cũng khá cao.
Đứng đầu là MakerDao đang có TVL là 7,47 tỷ chiếm 16,55% toàn hệ sinh thái. MakerDAO với DAI là một trong những giao thức DeFi đầu tiên. Với lợi thế người đi trước, MakerDAO, vượt xa các đối thủ khác như Aave (Ethereum), Compound (Ethereum)…
MakerDAO hỗ trợ đúc DAI bằng cách thế chấp quá mức tài sản với 150% giá trị của DAI đã đúc. Do đó, DAI sẽ luôn được đảm bảo được hỗ trợ bởi giá trị tài sản lớn hơn, điều này đảm bảo giá của DAI được chốt ở mức 1 đô la.
Trong giao thức MakerDAO, Aave, Compound, Aave là phần mềm mới nhất được phát hành. Tuy nhiên, Aave đã thành công trong việc vượt qua Compound – công ty tiên phong trong chương trình khai thác thanh khoản, nhờ ra mắt tính năng độc đáo gọi là Flash Loans, trong khi người dùng có thể vay tài sản mà không cần thế chấp và hoàn trả chỉ trong vòng 1 giao dịch.
Hiện tại, Aave đang có 3,86 tỷ đô la trong TVL trên Ethereum, trong khi Compound đang có 2,51 tỷ đô la.
Trong năm 2022, cả Aave & Compound đều có những phiên bản cập nhật mới như Aave là Aave V3, với Compound là Compound Chain.
Với hướng đi tận dụng các cơ sở hạ tầng Cross Chain Bridge để đạt được các khả năng tương tác xuyên chuỗi nhằm tối ưu hiệu quả sử dụng vốn. Aave V3 công bố 3 tính như chính được sử dụng như sau:
- Portal: Cho phép người dùng có thể cho vay & đi vay xuyên chuỗi.
- Emode: Giúp người dùng có thể vay được số vốn nhiều nhất với tài sản thế chấp của họ.
- Isolation Mode: Nhằm tạo ra các money market khác nhau với các tài sản mới. Đồng thời hạn chế một phần rủi ro của các tài sản này.
Khác với Aave V3, để đạt được khả năng tương thích xuyên chuỗi Compound chain đã xây dựng Starport. Bên cạnh đó, Compound Finance cũng xây dựng một App Chain trên Polkadot. Tuy nhiên Compond Finance cũng nhận được không ít khó khăn và hạn chế khi thực hiện kế hoạch này.
Đây là ba giao thức hiện đang thống trị lĩnh vực này trên Ethereum, và mặc dù đã có những thị trường cho vay mới xuất hiện như Abracadabra, Iron Bank (của Yearn Finance), … sẽ cần rất nhiều nỗ lực và thời gian để có thể sánh ngang với những cựu chiến binh này.
Yield aggregator
Yield aggregator là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất trong DeFi giúp người dùng thu được một lượng lớn lợi nhuận. Đây là một trong những lý do chính tại sao bất kỳ ai cũng muốn tham gia vào DeFi.
Dự án đổi mới và tiên phong trong nền tảng này là Yearn Finance. Yearn Finance cũng là một trong những chất xúc tác chính cho DeFi Summer vào năm 2020, Yearn Finance đã thành công chủ yếu cho mô hình của mình.
Yearn Finance tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách hướng tài sản của người dùng đến những nơi có lợi suất tốt nhất và cộng gộp những lợi tức đó với các chiến lược bổ sung. Bằng cách sử dụng Yearn Finance, người dùng có thể kiếm được số tiền cao hơn gấp 2-3 lần so với APR ban đầu.
Hiện nay, theo thống kê từ Defilama thì Yearn Finance đang lock $495.67 triệu đô và đứng đầu nền tảng Yield aggregator.
DEX Aggregators
Vấn đề cần được giải quyết khi tồn tại nhiều AMM dẫn đến tính thanh khoản cũng sẽ bị phân chia giữa các giao thức thay vì chỉ một giao thức ban đầu. Người dùng để tối ưu lợi nhuận cũng cần đi qua hết các AMM để xem xét các APR nào có lợi cho mình. Do đó DEX Aggregators ra đời nhằm giải quyết vấn đề thông qua tính toán tất cả các giao dịch trên các AMM và đưa ra lựa chọ tốt nhất.
Theo như thống kê thì 1inch đang thống trị lĩnh vực này trên Ethereum, nhiều đối thủ cạnh tranh đầy hứa hẹn đã xuất hiện và chiếm vị trí số một của 1inch.
Thị phần còn lại hiện chủ yếu được chia sẻ bởi Matcha, Metamask, Cowswap và Zapper, trong đó Matcha chiếm thị phần cao nhất.
Việc người dùng hoạt động nhiều trên các nền tảng chưa phát hành token là rất dễ hiểu do các DEX Aggregators trước đó trên Ethereum cực kỳ hào phóng như 1inch ($ 400) hoặc Paraswap ($ 20.000). Do đó, người dùng cũng có xu hướng săn lùng các airdrop từ các DEX aggregators này thông qua hoạt động giao dịch trên giao thức.
Stablecoin
Stablecoin – một trong những yếu tố quan trọng nhất trong DeFi. Nếu không có stablecoin, tính thanh khoản sẽ gặp khó khăn trong việc luân chuyển trên thị trường crypto và tham gia các hoạt động DeFi.
Ethereum có một lĩnh vực stablecoin màu mỡ nhất với vô số stablecoin thuộc nhiều loại. Trước hết, Ethereum có số lượng cung ứng USDT và USDC cao nhất – hai loại tiền ổn định được hỗ trợ bởi fiat phổ biến nhất tại thời điểm này.
Tiếp sau đó là các stablecoin phi tập trung hàng đầu đã ra đời: DAI (MakerDAO), MIM (Abracadabra), FEI (Fei Protocol), … . Trong khi hầu hết những người tham gia tiền điện tử chỉ sử dụng USDT và USDC, Ethereum đã chứng minh rằng các stablecoin phi tập trung thực sự có thể hoạt động trong DeFi.
Mặc dù các loại tiền ổn định phi tập trung có rủi ro mất peg riêng (đây là một vấn đề lớn trong một thị trường đầy biến động như tiền điện tử), nhưng chúng cho farming/staking với lợi suất cao hơn nhiều so với đặt cọc USDT / USDC thông thường (30 – 40% APY so với ~ 6 – 10%).
Launchpad
Launchpad là một cách để thu hút nhiều dự án, nhà đầu tư và nhà xây dựng hơn vào một hệ sinh thái. Bằng cách trả lại cho các nhà đầu tư với lợi nhuận cao với rủi ro thấp, Launchpad thường là nơi thích hợp nhất cho bất kỳ loại nhà đầu tư nào, từ người mới bắt đầu đến người kỳ cựu.
Trên Ethereum, DAO Maker và Polkastarter là hai dự án nổi bật nhất trong ngách này. Các dự án đã đưa ra số lượng IDO nhiều nhất so với các launchpad trên mọi hệ sinh thái khác. với tổng số 104 dự án (Polkastarter) và 101 (DAO Maker). Đồng thời, DAO Maker hiện đang có con số ROI (Lợi tức đầu tư) trung bình cao nhất với 413%.
Với lợi nhuận hấp dẫn chính là lý do tại sao các launchpad trên Ethereum có thể thu hút rất nhiều sự chú ý và người dùng đến hệ sinh thái Ethereum. Mặc dù có nhiều launchpad trên các hệ sinh thái khác đã được phát hành, chất lượng của chúng không thể vượt quá hai bệ phóng này.
Derivative
Nếu như với thị trường tài chính truyền thống thì “phái sinh” (Derivative) là một thị trường lớn và phát triển rất mạnh thì với thị trường tài chính phi tập trung các dự án làm về mảng này vẫn còn khá ít và non trẻ.
Với tính thanh khoản cao nhất thị trường, hệ sinh thái Ethereum cũng là nơi có những giao thức phái sinh đầu tiên trên cả L1 và L2 như Perpetual hay dYdX.
NFT/Metaverse
Vào giữa tháng 7 năm 2021, trend NFT bắt đầu bùng nổ và nhiều NFT được định giá hàng triệu đô la. Tất cả những điều này đều khởi nguồn trên hệ sinh thái Ethereum với bộ sưu tập NFT như CryptoPunks, Bored Ape, Yatch Club… hay mới gần đây bộ sưu tập được săn đón giữa lúc thị trường đỏ lửa là MoonBird.
Tổng giá trị Moonbirds được mua qua bán lại là hơn 287 triệu USD, vượt cả volume tổng của những cái tên hàng đầu như Bored Ape Yacht Club, Mutant Ape Yacht Club, Azuki, Beanz, Punks, Doodles, and CloneX để giành lấy vị trí bộ sưu tập NFT có khối lượng giao dịch cao nhất. Mức giá sàn khi phát hành là 2.5 ETH sau đó cũng được đội lên rất nhiều lần và chạm đỉnh với giá 21.61ETH (khi giá của ETH lúc đó tầm ~3000$/ETH)
Ethereum là người tiên phong trong không gian NFT nên cũng dễ dàng nhận thấy Ethereum tập hợp hầu hết các hoạt động của NFT.
So với các nền tảng blockchain khác, Ethereum vượt xa những nền tảng khác về khối lượng giao dịch NFT, ngay cả với các blockchain chuyên dụng cho NFT như hệ sinh thái Flow.
OpenSea từng là Thị trường NFT lớn nhất trên Ethereum, tuy nhiên sàn giao dịch LookingRare đưa ra khuyến khích cho người giao dịch NFT trên nền tảng này sẽ được các phần thưởng có giá trị vì thế đã có những khoảng thời gian LookingRare vượt qua nền tảng OpenSea về volume giao dịch
Tóm lại, các marketplace trên Ethereum vẫn là các nền tảng mua bán NFT hàng đầu vượt xa các nền tảng của các hệ sinh thái khác như Magic Eden hay Solanart (Solana).
Có một số người cho rằng hầu hết các NFT được giao dịch trên thị trường Ethereum chỉ là đồ sưu tầm thay vì tương tác, có nghĩa là các NFT này không có trường hợp sử dụng. Ở một mức độ nào đó, điều này hạn chế sự tăng trưởng tiềm năng của các NFT hiện tại. Nhưng theo mình lại thấy NFT có một số lợi thế để trở thành tài sản giúp con người thể hiện bản thân bởi khi anh em sở hữu một NFT, anh em có thể dễ dàng chứng minh mình là chủ sở hữu của nó. Nhìn vào giá trị NFT cũng đánh giá được độ giàu có của người sở hữu nó.
Ngoài ra NFT lại là tài sản duy nhất không bị trùng lặp ở với bất cứ ai. Giống như những tín đồ thích săn hàng hiệu limited. Do đó mặc dù Vitalik cũng lo ngại về việc NFT sẽ là một canh bạc mới thì vẫn có những giao dịch đĩa nhạc Pop dạng NFT trị giá một triệu đô la. Hơn nữa NFT cũng mang lại số lượng doanh thu khá lớn nhờ khối lượng giao dịch nhiều → thu lợi nhuận phí gas cho hệ sinh thái Ethereum.
GameFi
Nổi lên như một trường hợp sử dụng của NFT, GameFi (Game + Finance) là một thị trường tương đối mới đã bùng nổ mạnh mẽ gần đây. Hứa hẹn như vậy, phải chăng thị trường này còn lớn hơn cả nghệ thuật và đồ sưu tầm, dù nó ra đời muộn hơn.
Tất cả bắt đầu với CryptoKitties vào năm 2017 – ứng dụng chơi game trên chuỗi đầu tiên. CryptoKitties là một trò chơi thông thường cho phép người chơi mua, nhân giống và buôn bán mèo ảo ở các mức độ và giá cả quý hiếm khác nhau. Không mất nhiều thời gian để CryptoKitties thu hút sự chú ý của người dùng trong thị trường crypto.
Ngay sau khi ra mắt sản phẩm, trò chơi đã gây ra sự gia tăng lớn về khối lượng giao dịch trên Ethereum, và có thời điểm chiếm khoảng 25% tổng lưu lượng mạng trên Ethereum. Điều này đã làm cho Ethereum bị tắc nghẽn và làm tăng cao phí gas của mạng lưới, điều này có thể giải thích tại sao thành công của dự án không thực sự đáng kể và không thể kéo dài.
Tuy nhiên, đây lại là chất xúc tác cho sự bùng nổ của GameFi vào năm 2021, bắt đầu với Axie Infinity . Axie Infinity bắt đầu thu hút vô số người chơi non-crypto với thuật ngữ mới P2E (Chơi để kiếm tiền). Người dùng đã tham gia vào trò chơi và kiếm lợi nhuận chỉ bằng cách chơi nó.
Tuy nhiên GameFi đã trở nên phổ biến hơn, nhưng vẫn có nhiều sai sót trong cả lối chơi và mô hình kinh doanh dễ bị lạm phát token earn → đó là lúc cần có những đổi mới.
Toàn cảnh GameFi trên Ethereum đã trở nên khác biệt: Có những trò chơi lớn đang cố gắng đổi mới không gian.
Có thể kể đến như Decentraland, Sandbox, … hay những game đang trong quá trình phát triển như Illuvium, Ember Sword, … những game này tập trung chủ yếu vào 2 yếu tố quan trọng nhất của một game on-chain thành công, đó là gameplay và tokenomics.
Tóm lại, GameFi đang ngày càng bão hòa và không bền vững, nên cần có những đổi mới và hầu hết chúng hiện đang trên Ethereum. Nếu GameFi tiếp tục phát triển và phát triển như vậy trên Ethereum có thể sẽ là mảng GameFi lại một lần nữa sẽ được đổi mới và bùng nổ đầu tiên trong mùa sau.
DAO
“DAO” là các tổ chức tự trị phi tập trung. Các nhóm này tận dụng công nghệ Ethereum để tạo điều kiện tổ chức và cộng tác. Ví dụ: để kiểm soát tư cách thành viên, bỏ phiếu cho các đề xuất hoặc quản lý tài sản tổng hợp.
Trường hợp sử dụng chủ yếu của DAO trên Ethereum là quyền biểu quyết trong giao thức thông qua số lượng token hoặc NFT người đó nắm giữ. Các giao thức DAO nổi bật trong hệ sinh thái Ethereum là MakerDAO, BadgerDAO, BitDAO, The LAO,…
Tuy nhiên, bản thân cha đẻ của Ethereum – Vitalink Buterin cũng lên tiếng phê phán DAO hiện tại, anh cho rằng đây chỉ là một phiên bản mới của chế độ dân quyền, một quy trình mà các nhà đầu tư mạo hiểm giàu có có thể đưa ra các quyết định tư lợi mà ít bị phản đối. Mặc dù vậy, DAO vẫn là một mảng mới, và sẽ cần thiết để phát triển không gian Web3 và các mạng lưới phi tập trung.
Web3’s Creator Economy
Thực ra phần này có thể nằm trong mảng NFT nhưng mình muốn tách ra một mảng riêng để anh em dễ hình dung hơn. Theo một báo cáo gần đây được công bố bởi các nhà phân tích của Andreessen Horowitz Capital Management (a16z), tương lai của nghệ thuật có thể nằm ở tài sản kỹ thuật số Web3.
Các nhà phân tích Daren Matsuoka, Eddy Lazzarin, Chris Dixon và Robert Hackett đã công bố một báo cáo ngành có tiêu đề “ Giới thiệu Báo cáo trạng thái tiền điện tử năm 2022 ”, cho thấy rằng những người tạo Web3 có lợi nhuận cao hơn các đồng nghiệp Web2 của họ vào năm 2021.
Báo cáo thu hẹp về năm lĩnh vực chính của ngành, bao gồm cả tác động của Web3 đối với thế giới, cũng như lý do tại sao nó trở thành một công cụ quan trọng đối với người sáng tạo. Mặc dù Ethereum tiếp tục phải đối mặt với sự cạnh tranh đáng kể từ các blockchain Layer 1 như Avalanche và Solana, cho đến nay nó vẫn là blockchain phổ biến nhất cho các ứng dụng của nhà phát triển. Bên cạnh đó phát hiện hấp dẫn nhất mà tất cả những người sáng tạo sẽ bị thu hút là sự khác biệt giữa doanh thu bình quân đầu người mà người sáng tạo Web3 kiếm được so với những gì các nghệ sĩ liệt kê sản phẩm của họ trên nền tảng Web2. Cụ thể, NFTs đã tạo ra 3,9 tỷ đô la cho 22.400 người tạo Web3 vào năm 2021, dẫn đến doanh thu trung bình trên mỗi người tạo là 174.000 đô la.
Trong khi đó, Spotify đã trả 7 tỷ USD cho 11 triệu nghệ sĩ, dẫn đến thu nhập bình quân đầu người là 636 USD, trong khi nền tảng xuất bản video phổ biến nhất thế giới YouTube trả 15 tỷ USD cho 37 triệu kênh, tương đương với doanh thu trung bình 405 USD cho mỗi kênh. Ở những nơi khác, Meta Platforms, trước đây là Facebook đã chia 300 triệu đô la cho hơn 2,9 tỷ người dùng, do đó trung bình chỉ 0,10 đô la cho mỗi người dùng.
Điều này cho thấy rằng NFT đang trở thành một cách tốt hơn nhiều để kiếm tiền cho các nghệ sĩ so với các kênh tạo thu nhập từ tài sản trí tuệ được thiết lập nhiều hơn. Báo cáo đã tính đến doanh số NFT dựa trên Ethereum (ERC-721 và ERC-1155) và tiền bản quyền trả cho người sáng tạo từ doanh số bán hàng thứ cấp trên các nền tảng như OpenSea. 3,9 tỷ đô la gần gấp bốn lần khoản thanh toán dự kiến của Meta Platform cho những người sáng tạo là 1 tỷ đô la cho năm 2022
Tóm lại, Web3’ Creator Economy sẽ trở thành một ngành công nghiệp mới, sân chơi cho các nghệ sĩ, người nổi tiếng, người sáng tạo nội dung có thể sẽ đánh dấu một cuộc cách mạng mới cho thị trường crypto. Đồng thời, sẽ thu hút được nhiều người biết đến tiền điện tử hơn – nơi mà trước đây chỉ những nhà đầu tư, nhà phát triển hay những người làm việc cho các dự án tiền điện tử biết và quan tâm.
Infrastructure
Cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng trong một hệ sinh thái. Do đó trên nền tảng Ethereum cũng là nơi tiên phong cho các dự án về infrastructure hàng đầu xây dựng và ứng dụng trên mạng lưới này.
Với một cấu trúc cơ bản về một Dapp (như hình) anh em có thể thấy các thành phần về lưu trữ dữ liệu như Filecoin, Arweave … trao đổi thông tin giữa các blockchain như Chainlink, API3, Band Protocol hay các giao thức về đánh chỉ mục, truy xuất để truy cập dữ liệu nhanh chóng như The Graph, Covalent…là quan trọng và khá cần thiết. Hầu hết các dự án này đều xây dựng token dựa trên mạng lưới Ethereum với chuẩn token ERC20. Sau đó mới mở rộng và tích hợp sang các hệ sinh thái khác như BNB, Polygon…
Do đó, đây cũng là một trong những lý do Ethereum dễ dàng thu hút các nhà phát triển đến với hệ sinh thái. Từ đó, các nhà phát triển chỉ cần tập trung chính vào mô hình kinh doanh, ý tưởng của dự án, triển khai nghiệp vụ chính của họ mà không cần quan tâm nhiều đến hạ tầng về lưu trữ, dữ liệu đã sẵn sàng trên mạng lưới.
Ngoài ra, Layer2 cũng là một trong những mảnh ghép thú vị đầy tiềm năng của Ethereum để tăng sự cạnh tranh với các hệ sinh thái khác. Anh em có thể tìm hiểu thêm về Layer2 tại đây.
Tổng kết
Có thể nói, Ethereum là hệ sinh thái tiên phong cho những đổi mới trong không gian DeFi với vô số cải tiến như AMM, cho vay phi tập trung, trò chơi P2E, … Hầu hết các nền tảng hàng đầu đều đã, đang được xây dựng và thử nghiệm trên Ethereum trước khi mở rộng sang các chain khác. Mặc dù, mạng lưới Ethereum vẫn còn gặp nhiều vấn đề đặc biệt là về tốc độ giao dịch, khả năng mở rộng và phí gas.
Với một hệ sinh thái lớn có hơn 3000 dApp hoạt động thì các yếu tố khó khăn về tốc độ sẽ vẫn có thể là thách thức lớn với các blockchain L1 nếu hệ sinh thái đó có nhiều dự án phát triển như trên Ethereum (việc này hiểu đơn giản như khi anh em ở thành phố giao thông đi lại sẽ dễ tắc nghẽn hơn là ở nông thôn hoặc những khu giãn dân mới…).
Tuy nhiên, Ethereum vẫn cần phát triển nhanh chóng để khắc phục các vấn đề mạng lưới trước khi người dùng của họ rời đi và tìm cơ hội tốt hơn ở các nền tảng mới.
Với tâm thế nhà đầu tư, thì Ethereum vẫn là hệ sinh thái hàng đầu nơi có thể sản sinh ra nhiều bluechip, các trend mới trên thị trường crypto vào mùa tiếp theo. Anh em hãy cùng CoinF quan sát thêm để có vị thế đầu tư tốt nhất.
Nếu anh em quan tâm đến các thông tin khác của thị trường và các dự án, hãy đăng ký và tham gia các nhóm, channel của CoinF dưới đây để được thảo luận cùng các admin và nhiều member khác trong cộng đồng: